TAILIEUCHUNG - Văn chương với hội hoạ Việt Nam

Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và liên ngành, đòi hỏi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ, nhiều học giả hiểu biết sâu rộng văn hoá - nghệ thuật nước ta và thế giới. Trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ sơ bộ đề cập đến tương quan so sánh giữa văn chương và hội họa Việt Nam dưới hai góc độ: vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội. | Văn chương và hội hoạ Việt Nam Tranh Thiếu nữ - Dương Bích Liên Phạm Vĩnh Cư Quan hệ qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác ở Việt Nam là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn và liên ngành đòi hỏi tập trung nhiều lực lượng tinh nhuệ nhiều học giả hiểu biết sâu rộng văn hoá - nghệ thuật nước ta và thế giới. Trong bài viết ngắn này chúng tôi chỉ sơ bộ đề cập đến tương quan so sánh giữa văn chương và hội họa Việt Nam dưới hai góc độ vị trí của hai loại hình nghệ thuật này trong đời sống xã hội ở những thời đại khác nhau và những cống hiến của chúng cho kho tàng văn hoá nước nhà. Ngoảnh nhìn lại nền văn nghệ cổ truyền của nước ta người Việt Nam ngày nay đã quen với quan niệm về sự bình đẳng giữa các loại hình nghệ thuật không thể không ngạc nhiên về vị trí rất đỗi chênh lệch giữa một bên là văn chương và một bên là các ngành nghệ thuật khác. Từ thế kỷ này sang thế kỷ khác xã hội Việt Nam xưa kia chỉ coi trọng văn chương và xem nhẹ mọi nghệ thuật khác. Biết làm thơ viết văn hầu như là điều kiện nhất thiết phải có ở những người thuộc giới sĩ phu - tầng lớp được trọng vọng nhất trong xã hội. Từ văn nhân vừa có nghĩa là một trí thức nhân văn vừa có nghĩa người cầm bút. Những sáng tác thơ văn hay của họ được công luận tán tụng và phẩm bình rộng rãi tên tuổi các tác giả được lưu truyền cho hậu thế để học tập noi gương. Còn những nghệ nhân hoạt động trong các khu vực nghệ thuật khác thì dù có tài đến đâu thí dụ như kiến trúc sư Vũ Như Tô trong thế kỷ XVI vẫn cứ bị xem là thợ. Họ thường không đề tên dưới những tác phẩm của mình và vì thế không được người đời sau biết đến. Nếu chúng ta còn nhớ cái tên Vũ Như Tô và nhà văn Việt Nam thời đại mới Nguyễn Huy Tưởng đã có thể viết một bi kịch xuất sắc về ông thì đơn thuần chỉ vì ông đã bị giết cùng với vua Lê Tương Dực trong một cuộc bạo loạn của binh sĩ và dân chúng thành Thăng Long phẫn nộ về những phí tổn quá lớn cho việc xây công trình Cửu trùng đài. Song những ai trong thế kỷ XVIII đã chạm khắc nên những pho

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.