TAILIEUCHUNG - Câu đố ở Đồng bằng sông Cửu Long

Câu đố ở Đồng bằng sông Cửu Long Câu đố là một dạng thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. Nó phản ánh tâm tư tình cảm, thể hiện nhu cầu mong muốn thỏa mãn tri thức, nhu cầu được vui chơi, giải trí của tầng lớp nhân dân lao động. Câu đố là một dạng sáng tác phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan giữa vật đố (lời giải) với vật được miêu tả (câu đố). Sự liên tưởng trong câu đố thường bất ngờ, dí. | Câu đố ở Đồng bằng sông Cửu Long Câu đố là một dạng thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. Nó phản ánh tâm tư tình cảm thể hiện nhu cầu mong muốn thỏa mãn tri thức nhu cầu được vui chơi giải trí của tầng lớp nhân dân lao động. Câu đố là một dạng sáng tác phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan giữa vật đố lời giải với vật được miêu tả câu đố . Sự liên tưởng trong câu đố thường bất ngờ dí dỏm và mang nhiều màu sắc khác nhau. Cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long xưa trong quá trình lao động mệt nhọc họ ngoài việc đờn ca hò hát sáng tác ca dao còn đặt ra câu đố. Những câu đố này đã làm cho tri thức của con người không ngừng được nâng lên đồng thời cũng giúp họ giải khuây trong quá trình lao động mệt nhọc. Đặc biệt trong kho tàng câu đố ở Đồng bằng sông Cửu Long câu đố được thoát thai từ ca dao khá nhiều. Người ta hay đặt câu đố trên cái nền của ca dao hoặc là đặt câu đố theo hình thức của ca dao làm cho câu đố vần hơn dễ thuộc hơn hay hơn giúp người ta dễ nhớ hơn. Điều này cũng chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế trí tưởng tượng độc đáo và cách vận dụng linh hoạt các thể thơ dân gian trong hệ thống câu đố của người dân lao động xưa Gươm vàng hai lưỡi gươm vàng Thác thì chịu thác chứ buông nàng không buông. Con Sam Năm thằng cầm hai cái sào Đuổi đàn trâu trắng chui vào trong hang. Ăn cơm Cây gì có quả không hoa Vì chưng không lá chê già chê non. Cây cân Thân ta không mẹ không cha Vốn không họ hàng ở nhà người dưng. Cây chùm gửi Người dân lao động xưa ở Đồng bằng sông Cửu Long rất mê truyện Tàu. Vì vậy từ tư tưởng điều nhân nghĩa đến tên các nhân vật trong tiểu thuyết Tàu đều hết sức quen thuộc đối với người dân nơi đây. Chẳng những trong ca dao hò vè mà ngay cả câu đố ta cũng thường bắt gặp các câu chữ Hán những cái tên thường mang ý nghĩa có tính cách nhân vật tiểu thuyết như Khổng Minh thì tượng trưng cho chính nghĩa Tào Tháo là phi nghĩa. Trên thì Gia Cát cầu phong Dưới thời lập trận hỏa công đánh Tào Hai bên tả hữu xông vào

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.