TAILIEUCHUNG - Y dược của Trung Quốc – Phần 2

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế là cha đẻ của châm cứu. Trong Hoàng Đế Nội Kinh, thân thể gồm 12 kinh mạch và nguồn sinh lực là khí lưu thông qua chúng. Nội Kinh còn mô tả 10 kinh mạch nối liền lục phủ ngũ tạng đến da. Trên da có các huyệt vị mà ta có thể dùng kim châm (gọi là châm huyệt) hay đốt ngải cứu. Dụng cụ ban đầu để châm chưa phải bằng kim loại, mà bằng đá, gọi là biếm. Hứa Thận đã giải thích trong Thuyết Văn Giải Tự rằng: «Biếm là. | Y dược của Trung Quốc - Phần 2 5. CHÂM CỨU Theo truyền thuyết Hoàng Đế là cha đẻ của châm cứu. Trong Hoàng Đế Nội Kinh thân thể gồm 12 kinh mạch và nguồn sinh lực là khí lưu thông qua chúng. Nội Kinh còn mô tả 10 kinh mạch nối liền lục phủ ngũ tạng đến da. Trên da có các huyệt vị mà ta có thể dùng kim châm gọi là châm huyệt hay đốt ngải cứu. Dụng cụ ban đầu để châm chưa phải bằng kim loại mà bằng đá gọi là biếm. Hứa Thận đã giải thích trong Thuyết Văn Giải Tự rằng Biếm là dùng đá châm để trị bệnh Nghĩa là ban đầu người ta dùng mảnh đá sắc bén để rạch vỡ những chỗ tụ máu hoặc có mủ. Biếm để trị bệnh Về sau người ta dùng que bằng xương hoặc tre để châm. Kim châm bằng kim loại chỉ phát triển khi người ta nắm vững kỹ thuật dã kim. Người ta cho rằng kim châm bằng kim loại tốt sẽ có hiệu quả tinh tế tác động tốt đến dòng khí và tinh trong thân thể. Phát hiện khảo cổ sớm nhất về kim châm là ở ngôi mộ Tây Hán khai quật năm 1968 ở Hà Bắc. Trong đó có bốn chiếc kim bằng vàng còn nguyên vẹn và năm chiếc kim bạc bị gẫy. Kim châm được dùng kết hợp với ngải cứu đầu tiên vào đời Hán mặc dù thao tác không hoàn toàn giống như ngày nay. Truyện của thần y Biển Thước cho ta thấy ông đã dùng kim châm và đá quý ngọc thạch để trị bệnh về máu huyết. Hoàng Đế Nội Kinh nhất là phần Linh Khu là y điển bàn nhiều về châm cứu do Linh Khu ngày xưa cũng có tên là Châm Kinh. Châm và cứu khởi phát từ sự tổng hợp các y thuật ban sơ với những ý tưởng mới mẻ về sinh lý học mà điều này về sau hưng thịnh thành bộ môn dưỡng sinh. Thần y Biển Thước Tần Việt Nhân Nguồn gốc của cứu có thể là do kinh nghiệm của người cổ đại thấy rằng khi ngồi bên bếp lửa hơi nóng của lửa có thể tiêu trừ một số bệnh. Cũng có thể trong sinh hoạt hàng ngày họ bị phỏng lửa nhưng bù lại họ tình cờ được khỏi một thứ bệnh nào đó. Có lẽ vì thế mà cách trị bằng hơi nóng đã xuất hiện. Trong ngôi Hán mộ số 3 khai quật ở Mã Vương Đôi Trường Sa năm 1974 có bốn văn bản ghi chép về kinh mạch và phương pháp cứu. Chất liệu ban đầu được dùng

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.