TAILIEUCHUNG - Ba Vát - một di chỉ khảo cổ ở Bến Tre

Di chỉ khảo cổ học Ba Vát nằm ở xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, được Viện khảo cổ học cùng với Sở Văn hoá-Thông tin và Bảo tàng Bến Tre tiến hành khai quật từ ngày 24/11/2003 đến ngày 24/1/2004. Tại đây đoàn khai quật đã tiến hành đào 2 hố khai quật có ký hiệu là , và một hố thám sát có ký hiệu . 1. Hiện vật phát hiện được tại hố Hố được mở với diện tích 30m2 (3m x 10m) nằm tại vườn sau nhà ông Võ. | Ba Vát - một di chỉ khảo cổ ở Bến Tre Di chỉ khảo cổ học Ba Vát nằm ở xã Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre được Viện khảo cổ học cùng với Sở Văn hoá-Thông tin và Bảo tàng Bến Tre tiến hành khai quật từ ngày 24 11 2003 đến ngày 24 1 2004. Tại đây đoàn khai quật đã tiến hành đào 2 hố khai quật có ký hiệu là và một hố thám sát có ký hiệu . 1. Hiện vật phát hiện được tại hố Hố được mở với diện tích 30m2 3m x 10m nằm tại vườn sau nhà ông Võ Văn Hòa khu 1 ấp Phước Khánh xã Phước Mỹ Trung huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre. Nằm dọc theo hướng Đông - Tây cách bờ Đông của sông Ba Vát 61 6m hố này được đào sâu khoảng 1 4m điạ tầng có 4 lớp đất Lớp mặt màu nâu nhạt khá xốp lớp 2 có màu xám lớp 3 đất sét màu vàng lớp 4 đất sét xám. Hiện vật được phát hiện rất nhiều mảnh gốm men trắng xanh trắng đục men nâu. Có tất cả 80 mảnh gốm tìm được ở độ sâu từ đất mặt đến 0 55m. Đa số hiện vật phát hiện ở hố này có niên đại kéo dài từ cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20. Trong đó có 14 hiện vật có thể nhận diện được loại hình như bát đĩa bình vôi . được trang trí hoa văn rất đa dạng phong phú như hoa lá cách điệu đường sóng gấp khúc song hỷ rồng hoa cúc cây chuối. Đây là những mảnh gốm và đồ gốm men Việt Nam. Đồ gốm men Trung Quốc tìm thấy ở đây cùng niên đại với đồ gốm men Việt Nam có số lượng tương đối lớn gồm 354 mảnh gốm và 86 chiếc chén dĩa bát muỗng được tráng men trắng xanh vẽ lam men đơn sắc men trắng vẽ màu xanh lá cây. Các trang trí trên đồ gốm Trung Quốc được phát hiện tại đây khá phong phú như chữ thọ chữ phúc tròn song hỷ rồng chầu mặt nguyệt trúc lâm thất hiền kỳ lân tứ quý phong cảnh sơn thủy hình hoa cúc. Qua kiểm kê cho thấy mô típ trang trí hình rồng chầu mặt nguyệt rất phổ biến ở giai đoạn này. Ngoài đồ gốm men Việt Nam và Trung Quốc được phát hiện trong hố khai quật này cũng đã thu được 25 mảnh sành tráng men chủ yếu là tráng men màu nâu đen đen và da lươn và hơn mảnh sành không tráng men và một số loại hiện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.