TAILIEUCHUNG - Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian (phần 1)

Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian - I I - Định nghĩa Tục ngữ, thuộc loại văn chương truyền khẩu có câu văn nhất định, là những câu nói theo thói quen, gọn ghẽ, có ý nghĩa (tục: thói quen có đã lâu đời; ngữ: lời nói), tóm tắt kinh nghiệm của người đời, thường được kể ra trong cuộc giao tế của xã hội. Lúc đầu tục ngữ do một người nào đó trong dân gian nói ra, nhưng nhờ lời dễ nhớ, ý lại hợp với những nhận thức, khát vọng và kinh nghiệm ứng xử. | Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian - I I - Định nghĩa Tục ngữ thuộc loại văn chương truyền khẩu có câu văn nhất định là những câu nói theo thói quen gọn ghẽ có ý nghĩa tục thói quen có đã lâu đời ngữ lời nói tóm tắt kinh nghiệm của người đời thường được kể ra trong cuộc giao tế của xã hội. Lúc đầu tục ngữ do một người nào đó trong dân gian nói ra nhưng nhờ lời dễ nhớ ý lại hợp với những nhận thức khát vọng và kinh nghiệm ứng xử hằng ngày của nhân dân nên được lưu truyền từ miệng nầy sang miệng khác trong không gian và từ đời nầy đến đời khác trong thời gian cho đến nay không còn biết tác giả là ai nữa. Thỉnh thoảng cũng có một số tục ngữ chẳng hạn như câu Thương người như thể thương thân Người đời muôn sự của chung thấy giống mấy câu thơ trong Gia huấn ca của Nguyễn Trãi Thương người khác thể thương thân Người ta phải bước khó khăn đến nhà. và . Của là muôn sự của chung Sinh không thác lại tay không có gì Hoặc câu tục ngữ Nực cười châu chấu chống xe giống một câu thơ trong Hoài Nam ký của Hoàng Quang Nực cười châu chấu chống xe Những ngờ chấu ngã chẳng dè xe nghiêng. 1 Nhưng cũng khó mà chứng minh rằng tác giả đã mượn tục ngữ đem vào tác phẩm của mình hay dân gian đã lấy các câu trong tác phẩm đem dùng trong việc giao tế rồi lâu ngày các câu ấy hóa thành ra tục ngữ. Tục ngữ còn được gọi là ngạn ngữ ngạn lời người xưa truyền lại hay phong dao phong phong tục . Nếu câu tục ngữ chỉ lưu hành ở một vài địa phương mà thôi thì gọi là phương ngôn phương nơi chốn . Còn thành ngữ chỉ là những chữ sẵn có thông dụng từ xưa dân gian ghép lại thành một đoạn nhỏ một bộ phận để đem dùng trong một câu cho lời văn được hoa mỹ chớ tự nó chưa thành câu chưa thành một mệnh đề. Như các thành ngữ ruộng cả ao liền cố đấm ăn xôi đèo cao núi thẳm chẳng hạn đứng riêng rẻ thì không trọn được ý mà nếu đem dùng vào một câu thì sẽ diễn tả được một ý nghĩ một sự phán đoán nào đó như Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ. hay . Cố đấm ăn xôi Đấm thì vô hồi xôi chẳng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.