TAILIEUCHUNG - BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH part 4

Tuy nhiên điều đó khó có trong thực tế, vì vậy người ta tìm cách khử sắt theo 2 phương pháp : Khử màu hóa học và khử màu vật lí. Hợp chất côban Khi Co2+ ở vị trí tạo hệ trong cấu trúc, nghĩa là có 4 ôxy quây quanh tạo [CoO4]thì cho màu xanh dương. Khi nó ở vị trí biến hệ, nghĩa là có số phối trí bằng 6 thì cho màu hồng. Ở 2 trạng thái này coban không chỉ cho màu khác nhau mà cường độ màu cũng khác nhau | 31 liệu gần như không có sắt . Tuy nhiên điều đó khó có trong thực tế vì vậy người ta tìm cách khử sắt theo 2 phương pháp Khử màu hóa học và khử màu vật lí. Hợp chất côban Khi Co2 ở vị trí tạo hệ trong cấu trúc nghĩa là có 4 ôxy quây quanh tạo CoO4 thì cho màu xanh dương. Khi nó ở vị trí biến hệ nghĩa là có số phối trí bằng 6 thì cho màu hồng. Ở 2 trạng thái này coban không chỉ cho màu khác nhau mà cường độ màu cũng khác nhau. Tâm màu xanh dương gây màu mạnh đến nỗi cứ có một lượng nhỏ nhóm CoO4 trong thủy tinh thì màu hồng của phức CoO6 bị che lấp . Khi ở vị trí biến hệ Co2 chiếm chỗ của Na Ca2 .Vai trò của nó như kiềm. Để chiếm vị trí tạo hệ cần phải có ôxyt kiềm trong thủy tinh silicat hay borat để chúng cung cấp ôxy cần thiết tạo những CoO4 . K2O tác dụng mạnh hơn Na2O và Na2O mạnh hơn Li2O vì bán kính lớn hơn và thế năng thấp. Trong thủy tinh hay trong men sứ men tráng kim loại ta hay gặp Côban cho màu xanh dương gọi là xanh Côban. Màu của Côban bền không phụ thuộc vào chế độ nấu. Để có màu hơi xanh chỉ cần dùng 0 002 CoO để có màu xanh đậm cần dùng 0 1 - 1 . Nguyên liệu cung cấp CoO Co3O4 Co2O3 CoO. Dùng chung với muối Crôm và đồng có thể cho một dải màu xanh khá rộng. Niken Màu của niken không phụ thuộc vào điều kiện nấu mà phụ thuộc vào thành phần thủy tinh cơ sở. Trước tiên là vào loại và lượng ôxyt kiềm. Thủy tinh kali niken cho màu tím còn thủy tinh natri cho màu nâu vàng. NiO từ lâu được coi là chất khử màu nó được sử dụng khử màu phalê hệ K2O-CaO-SiO2 rất thành công. Niken còn khử màu tốt cho phalê hệ K2O-PbO-SiO2 nhưng sẽ tác dụng xấu khi khử màu phalê hệ Na2O-K2O-SiO2. Dùng NiO kết hợp các ôxyt khác như Fe2O3 CoO Cr2O3 tạo các hệ màu Fe2O3-CoO-NiO Cr2O3-NiO-CoO để sản xuất thủy tinh màu khói hay dùng làm kính bảo vệ mắt trước các bức xạ mạnh trong hệ màu này chỉ được một ôxyt thay đổi hóa trị theo điều kiện nấu Người ta nghiên cứu nhiều về sự phát màu của niken và thấy rằng Niken đưa vào thủy tinh sẽ tạo ra 2 loại tâm màu cả 2 đều chứa Ni2 nhưng khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.