TAILIEUCHUNG - Quy tắc xuất xứ hàng hóa có ưu đãi GSP, EU, CEPT

Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Systems of Prefrences) là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) năm 1986. | Về cơ bản, quy tắc GSP được dựa trên khái niệm xuất xứ một nước đơn nhất, có nghĩa là các tiêu chuẩn xuất xứ phải được tuân thủ đầy đủ tại một nước được hưởng mà đồng thời là nước sản xuất sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Theo các chế độ của một số nước cho hưởng, quy tắc này đã được mở rộng để một số sản phẩm có thể được sản xuất và hoàn thiện tại một nước được hưởng từ các nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu từ những nước được hưởng nói trên. Do đó, xuất xứ cộng gộp được đưa ra với phạm vi rộng và theo nhiều điều kiện khác nhau. Theo hệ thống cộng gộp, các quá trình gia công và trị giá gia tăng tại nhiều nước được hưởng có thể được cộng vào cùng nhau (hoặc "được cộng gộp") để xác định sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP không. Ví dụ: - Quy định về xuất xứ cho mặt hàng vải quy định giai đoạn xe sợi và dệt phải được tiến hành tại một nước được hưởng. Tuy nhiên, theo một số hệ thống cho phép xuất xứ cộng gộp đầy đủ, giai đoạn đầu xe sợi có thể được tiến hành tại một nước được hưởng và giai đoạn thứ hai (dệt) được thực hiện tại nước được hưởng thứ hai và hàng vải đó sẽ đáp ứng tiêu chuẩn GSP. - Bộ phận lắp ráp phụ cho máy thu sóng phát thanh sản xuất tại nước được hưởng A từ nguyên liệu nhập khẩu có thể được xuất khẩu sang nước được hưởng B nơi những bộ phận này được lắp vào, cùng với các nguyên liệu nhập khẩu khác, máy thu thanh hoàn chỉnh. Trị giá các nguyên liệu và công việc đã làm tại nước A, theo hệ thống cộng gộp toàn cầu, có thể được tính vào công việc đã làm tại nước B để xác định máy thu thanh đó có đáp ứng tiêu chuẩn phần trăm của một số nước không. Theo các chế độ của Úc, Ca-Na-đa, Niu-di-lân, Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Hun-ga-ry, Balan, Liên bang Nga và Slô-va-kia, thì tất cả các nước được hưởng đều được coi là một khu vực duy nhất cho mục đích xác định xuất xứ. Tất cả trị giá gia tăng và/hoặc các quá trình gia công tiến hành tại khu vực này có thể được cộng gộp với nhau để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ cho sản phẩm xuất khẩu sang bất kỳ nước cho hưởng nói trên. Quy tắc này được gọi là "cộng gộp toàn cầu và đầy đủ". Theo các chế độ của một nước khác như Mỹ, quy tắc xuất xứ cộng gộp chỉ được áp dụng cho một số khu vực cụ thể như Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Thị trường Chung Trung Mỹ, Khối Andean

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.