TAILIEUCHUNG - Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xử lý và tái sử dụng một số loại bùn thải chứa kim loại nặng bằng ứng dụng quá trình ổn định hóa rắn

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo khoa học: nghiên cứu xử lý và tái sử dụng một số loại bùn thải chứa kim loại nặng bằng ứng dụng quá trình ổn định hóa rắn', luận văn - báo cáo, báo cáo khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TAP CHÍ PHAT TRIEN KH CN tap 10 SO 01 - 2007 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI BÙN THẢI CHỨA KIM LOẠI NẶNG BẰNG ỨNG Dụng quá trình ỔN ĐỊNH HÓA Rắn Lê Thanh Hải Viện Môi Trường và Tài Nguyên ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 12tháng 11 năm 2006 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 15 tháng 01 năm 2006 TÓM TẢT Bài báo nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm ổn định hóa rắn bùn thải chứa kim loại nặng với đối tượng nghiên cứu là bùn thải lấy từ công trình xử lý nước thải thuộc da và xi mạ qua đó rút ra nhận xét đánh giá ban đầu về tính khả thi về mặt kinh tế kỹ thuật và môi trường từ đó đề xuất giải pháp tái sử dụng bùn thải chứa kim loại nặng để làm gạch và chất màu gốm sứ. Từ khóa bùn kim loại nặng ổn định hóa rắn gạch nung từ bùn thải chất màu gốm sứ 1. MỞ ĐẦU Chất thải công nghiệp gia tăng là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp của cả nước nên hằng năm một lượng rất lớn chất thải công nghiệp được phát sinh. Trong thành phần chất thải phát sinh có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ ngày càng tăng của chất thải từ hai ngành da giày và xi mạ. Việc tìm ra một biện pháp quản lý thích hợp và phương pháp xử lý hữu hiệu đối với bùn chứa kim loại nặng hiện nay là vấn đề rất bức thiết. Trong nhiều giải pháp được áp dụng ổn định hóa rắn đã chứng minh được tính khả thi về mặt kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay 1 8 9 . Năm 1999 nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình Nguyễn Văn Phước và các cộng sự 5 cho thấy các loại bùn ngành thuộc da xi mạ nếu nung ở nhiệt độ 6000C thì các kim loại nặng sẽ bị oxi hóa khả năng hòa tan trong nước kém nếu nung ở nhiệt độ 3600C thì chất hữu co trong chất thải chưa cháy hết và vẫn có khả năng gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên ô nhiễm kim loại nặng hòa tan hầu như không xảy ra và có thể xử lý bằng cách bê tông hóa. Đối với bùn thải của các nhà máy co khí có chứa nhiều oxit sắt sau khi làm khô hoặc sấy so bộ có thể tái sử dụng cho mục đích làm gạch men gốm sứ. Năm 2000 Nguyễn Văn Phước và cộng sự 6 đã .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.