TAILIEUCHUNG - Tiếng Việt, Dễ Mà Khó

Tiếng Việt, Dễ mà khó Tiếng Việt vừa dễ vừa khó, đúng hơn, dễ mà lại khó. Dễ đến độ rất hiếm người Việt Nam nào cảm thấy có nhu cầu phải sắm một cuốn Từ Ðiển Tiếng Việt trong nhà. Dễ đến độ bất cứ người nào trưởng thành ở Việt Nam cũng đều có thể tưởng là mình. thông thái, và nếu muốn, đều có thể trở thành. nhà văn được. Thế nhưng, chỉ cần, một lúc thảnh thơi nào đó, ngẫm nghĩ một chút về tiếng Việt, chúng ta bỗng thấy hình như không phải cái gì chúng. | Tiếng Việt Dễ Mà Khó Nguyễn Hưng Quốc Nguồn Văn Hóa Việt Tiếng Việt vừa dễ vừa khó đúng hơn dễ mà lại khó. Dễ đến độ rất hiếm người Việt Nam nào cảm thấy có nhu cầu phải sắm một cuốn Từ Điển Tiếng Việt trong nhà. Dễ đến độ bất cứ người nào trưởng thành ở Việt Nam cũng đều có thể tưởng là mình. thông thái và nếu muốn đều có thể trở thành. nhà văn được. Thế nhưng chỉ cần một lúc thảnh thơi nào đó ngẫm nghĩ một chút về tiếng Việt chúng ta bỗng thấy hình như không phải cái gì chúng ta cũng hiểu và có thể giải thích được. Trước đây có lần đọc cuốn Trong Cõi của Trần Quốc Vượng một nhà nghiên cứu sử học khảo cổ học và văn hoá dân gian nổi tiếng ở trong nước tới đoạn ông bàn về hai chữ làm thinh tôi ngỡ đã tìm thấy một phát hiện quan trọng. Theo Trần Quốc Vượng thinh là thanh âm thanh hay là tiếng ồn. Nín thinh là kiềm giữ tiếng động lại là im lặng. Thế nhưng làm thinh lại không có nghĩa là gây nên tiếng động mà lại có nghĩa là. im lặng. Cũng giống như chữ nín thinh . Trần Quốc Vượng xem đó như là một trong những biểu hiện của Phật tính trong ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam nín và làm y như nhau có và không y như nhau ấm và lạnh cũng y như nhau áo ấm và áo lạnh là một đánh bại và đánh thắng y như nhau. Quả là một thứ tiếng sắc sắc không không nói theo ngôn ngữ Phật giáo hay huyền đồng nói theo ngôn ngữ của Trang Tử. 1 Thú thực đọc những đoạn phân tích như thế tôi cảm thấy mừng rỡ và thích thú vô hạn. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đọc bài viết Tìm nguồn gốc một số từ ngữ tiếng Việt qua các hiện tượng biến đổi ngữ âm của Lê Trung Hoa tôi lại bàng hoàng khám phá ra là chữ làm thinh thực chất chỉ là biến âm của chữ hàm thinh trong chữ Hán. Hàm có nghĩa là ngậm như trong các từ hàm ân hàm oan hàm tiếu hàm huyết phún nhân. . Hàm thinh là ngậm âm thanh lại không cho chúng phát ra tức là không nói tức là. im lặng. 2 Y như chữ nín thinh . Nhưng sự giống nhau ở đây chỉ là sự giống nhau của hai từ đồng nghĩa chứ chả có chút Phật tính hay Trang Tử tính gì trong đó cả. Tôi mới biết là mình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.