TAILIEUCHUNG - Báo cáo khoa học: So sánh tự giác văn học của Thi Tăng Đinh Lê, Lý với thi tăng đường, tống

Phật giáo đã có mặt ở Việt Nam hơn hai nghìn năm qua, từ một tôn giáo ngoại nhập trở thành một tinh thần văn hóa. Tùy thời tùy nơi, sắc thái văn hóa ấy biến đổi khác nhau và luôn luôn có xu hướng bản địa hóa cho thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của dân tộc. Khoan dung và bác ái là cái đức lớn nhất mà Phật giáo để lại trên mỗi chặng hành trình, chính vì thế, tôn giáo này cũng sẵn sàng chấp nhận sự pha trộn giữa tín ngưỡng bản địa với Phật. | TRIẾT HỌC SỐ 2 225 THÁNG 2-2010 so SÁNH Tự GIẶC VĂN HỌC CỦA THI TĂNG ĐINH LÊ LÝ VỚI THI TĂNG ĐƯỜNG TÔNG TIÊU LỆ HOA So sánh tự giác văn học của thi tăng Đinh Lê Lý với thi tăng Đường Tống trong phần thứ nhất này trước hết bài viết đề cập tới Nhân duyên văn học Phật giáo Việt Nam - Trung Quốc . Theo tác giả từ giữa thế kỷ VII quan hệ giữa giới Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam ngày càng mật thiết. Sự giao lưu văn hóa Phật giáo này không chỉ có ích cho việc học tập thơ Đường và thúc đẩy sự phát triển văn học cô điển Việt Nam mà còn góp phần làm nên công lao văn trị dùng văn đê giữ nước và địa vị trọng yếu của thi tăng ba triều Đinh Lê Lý. 1. Nhân duyên văn học Phật giáo Việt Nam - Trung Quôc Vào thời kỳ Đường Tông của Trung Quốc Việt Nam được gọi là An Nam . So với sự phát triển Phật giáo tại các quốc gia thuộc bán đảo Trung Nam Đông Nam Á khác trường hợp Việt Nam vô cùng đặc thù. Khoảng thế kỷ thứ II TCN Trung Quốc đã lập quận tại đất Lĩnh Nam trong thời gian đó tuy có tướng nhà Hán là Triệu Đà tự lập ra vương quốc Việt Nam muốn sát nhập các nước nhỏ lân cận lại để đối kháng với đế quốc Trung Hoa nhưng lại bị diệt vong năm 111 TCN. Từ đó về sau Trung Quốc chính thức thống trị Việt Nam khoảng hơn 1000 năm cho đến khi lập nưốc An Nam độc lập ở giữa thế kỷ thứ X. Phật giáo được truyền bá từ Ân Độ vào Giao Chỉ rất sớm nhưng chỉ chính thức có được ảnh hưởng rộng lởn trong xã hội Việt Nam sau khi phương pháp Thiền Trung Quốc du nhập vào. Không rõ một trong hai dòng Thiền thời kỳ đầu ỏ Việt Nam là Tỳ ni đa lưu chi tức là dòng Vô Ngôn Thông có phải là lấy Kinh và học tập vởi Tổ thứ ba của phái Thiền Trung Quốc lă Tào Động - 606 hay không nhưng sự phát triển của cả hai dòng Thiền này đểu chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc điều này không có gì phải nghi ngờ l . Giai đoạn hưởng về phía Đông hình thành hệ thông tư duy của dân tộc Việt Nam tương ứng vối thời kỳ từ Tần Hán cho đến Tống sơ 2 và ỏ giai đoạn này giao lưu giữa hai vùng đất Việt - Trung không chỉ giới hạn ỏ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.