TAILIEUCHUNG - Cây Trầm

Tên Việt Nam: Cây TRẦM HƯƠNG Tên khác: Cây Gió, Trầm hương, Kỳ nam Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre Họ thực vật: Thymeleaceae Tên thương phẩm: Santal wood | Cây Trầm Tên Việt Nam Cây TRẦM HƯƠNG Tên khác Cây Gió Trầm hương Kỳ nam Tên khoa học Aquilaria crassna Pierre Họ thực vật Thymeleaceae Tên thương phẩm Santal wood Đặc điểm sinh thái Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng Bộ Lâm nghiệp Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội năm 1981 tập IV trang 178 cây trầm là loài Cây gỗ lớn thường xanh cao 15 - 25 mét đường kính 60 cm. Vỏ ngoài nhẵn màu xám có vết nhăn dọc thịt vỏ màu trắng có tơ mịn dày 2 - 4 mm. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám. Lá đơn mọc cách dai. Phiến lá hình mũi mác thuôn dài 6 - 11cm rộng 3 -4cm đỉnh có mũi nhọn gốc hình nêm rộng mép nguyên mặt trên màu lục mặt dưới màu xanh xám gân hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới hợp lại ở mép. Cuống lá dài 2 - 5 mm có lông mềm. Cụm hoa hình tán có nhiều hoa. Hoa có cuống đài hình chuông màu trắng có 5 thùy và 10 vảy đính ở họng đài. Nhị 10 đính thành 2 hàng chỉ nhị nhẵn đính ở gốc ống đài trung đới khá rộng bầu hình trứng có lông dày 2 ô. Quả mang hình trứng ngược dài 3 - 5cm có lông xám dầy. Hạt chín màu nâu đen. Phân bổ địa lý - sinh thái Trầm phân bố ở Việt Nam Lào Ân Độ . . . Ở Việt Nam đã gặp Trầm ở Lạng Sơn Quảng Ninh Bình Trị Thiên Quảng Nam Đà Nẳng Gia Lai Kom Tum . Cây mọc trong các rừng ẩm nhiệt đới. Có thể gặp ở độ cao mét nhưng tập trung ở độ cao dưới 700m. Trầm là cây chịu nóng tái sinh tự nhiên tốt ưa đất thịt pha cát tầng đất dầy. Mùa hoa tháng 7 - 8. Quả chín tháng 9 - 10. Giá trị kinh tế Gỗ màu vàng nhạt mặt cắt dọc màu trắng vàng chất gỗ mềm và nhẹ tỷ trọng 0 395 . Gỗ kém chịu mục và mọt nên ít được sử dụng. Cây cho loại nhựa quý là trầm hương được dùng làm thuốc. Vỏ có thể sản xuất sợi bông hoặc giấy đặc biệt. Ở tỉnh An Giang cây trầm hương phân bổ tự nhiên chủ yếu trên núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên và núi Dài thuộc huyện Tri Tôn. Thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao thích nghi với độ cao khoảng trên 300 mét so với mặt nước biển. Hiện nay những cây lớn trong tự nhiên còn lại không bao nhiêu. Trong những năm gần đây nhờ có chương trình nghiên cứu của tổ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.