TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "HOÀN THÀNH DỰ ÁN TU BỔ, BẢO TỒN VÀ TÔN TẠO DI TÍCH CHÙA THIÊN MỤ TẠI THỪA THIÊN - HUẾ"

Giới thiệu Chùa Thiên Mụ (còn gọi là Linh Mụ) tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc làng An Ninh Thượng, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên -Huế. Theo các sử liệu, từ giữa thế kỷ XVI đã có chùa, nhưng Thiên Mụ chỉ thực sự trở thành một ngôi chùa lớn từ khi chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng lại vào năm Tân Sửu (1601). | HOÀN THÀNH DỰ ÁN TU BỔ BẢO TỒN VÀ TÔN TẠO DI TÍCH CHÙA Thiên mụ tại thừa thiên - HUẾ TS. TRẦN MINH ĐỨC Viện KHCN Xây dựng Giới thiệu Chùa Thiên Mụ còn gọi là Linh Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc làng An Ninh Thượng phường Kim Long thành phố Huế tỉnh Thừ a Thiên -Huế. Theo các sử liệu từ giữa thế kỷ XVI đã có chùa như ng Thiên Mụ chỉ thực sự trở thành một ngôi chùa lớn từ khi chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng lại vào năm Tân Sửu 1601 . Từ đây chùa trở thành quốc tự của xứ Đàng Trong gắn liền cùng huyền thoại bà Tiên báo mộng để chân chúa dựng chùa bồi tụ linh khí củng cố long mạch cho vùng đất đế đô. Trong suốt mấy trăm năm sau đó chùa Thiên Mụ được các chúa và vua nhà Nguyễn rất quan tâm và thường xuyên tu bổ mở rộng quy mô tiến cúng bảo vật khiến chùa ngày càng trở nên tráng lệ hơn. Cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII các chúa Nguyễn đã mời một số cao tăng từ Trung Quốc cùng những danh tăng từ các xứ về giảng kinh và làm trụ trì khiến cho chùa Thiên Mụ ngày càng thêm nổi tiếng. Vẻ đẹp ngôi chùa được tôn thêm nhờ cảnh sắc trời nước nơi tọa lạc cùng nhữ ng công trình nguy nga mang phong cách kiến trúc cung đình. Sau lần đại trùng tu dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu 1692 -1725 trong khuôn viên chùa đã có điện Thiên vương điện Ngọc Hoàng điện Đại Hùng nhà Thuyết pháp lầu Tàng kinh điện Thập Vương điện Đại Bi điện Dược Sư lầu Chuông lầu Trống nhà Vân Thủy nhà Trai nhà Thiền nhà Phương Trượng vườn Côn Da Một số bảo vật còn tồn tại đến nay như Đại Hồng Chung đúc năm 1710 tấm bia và rùa đội bia đá 1714 đều của thời kỳ này. Nhưng nhữ ng năm tháng chiến tranh liên miên hồi cuối thế kỷ XVIII đã tiêu hủy hầu hết các công trình kiến trúc. Chỉ đến năm 1815 vua Gia Long mới cho xây dựng chùa Thiên Mụ với gần như đầy đủ các kiến trúc vốn có điện Đại Hùng điện Di Lặc điện Quan Âm điện Thập Vương hai nhà Lôi Gia lầu Chuông lầu Trống Tam Quan các nhà lục giác bao che các bảo vật Đại Hồng Chung tấm bia đá có rùa đội bia. Các vua tiếp nối như Minh Mạng Thiệu Trị Khải Định . đều tu bổ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.