TAILIEUCHUNG - XỬ TRÍ VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH  THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON

Học xong bài học, học viên nắm được: Biết được một số tai nạn trẻ hay gặp ở trường mầm non,Nắm được nguyên tắc xử trí khi gặp các tai nạn đó,Thao tác và xử trí đúng khi tai nạn xảy ra,Biết cách phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non | XỬ TRÍ VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON MỤC TIÊU Học xong bài học, học viên nắm được: Biết được một số tai nạn trẻ hay gặp ở trường mầm non Nắm được nguyên tắc xử trí khi gặp các tai nạn đó Thao tác và xử trí đúng khi tai nạn xảy ra Biết cách phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non NỘI DUNG 1. Dị vật đường ăn, đường thở 2. Xử trí đuối nước 3. Xử trí bỏng DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN, ĐƯỜNG THỞ Nguyên nhân 1. Do bất cẩn của người lớn Thức ăn không ninh nhừ, không gỡ hết xương, ăn hoa quả không bỏ hết hạt. Cho trẻ ăn khi trẻ đang ngủ gật, đang khóc, đang nô đùa, bịt mũi để trẻ nuốt, trẻ há mồm ăn Cho trẻ uống thuốc cả viên Cho trẻ chơi những đồ chơi nhỏ mà không bao quát được Cho trẻ ngủ dưới đất Cho trẻ tắm ở ao, sông suối. 2. Do trẻ Do hiểu biết hạn chế Do thói quen ngậm đồ chơi, thức ăn hoặc vừa đùa vừa ăn 3. Do đặc tính của đồ chơi Các loại đồ chơi nhỏ, tròn như hạt cườm, hòn bi, đồng xu. Các loại hạt như hạt ngô, hạt lạc, hạt na, hạt hồng xiêm. DI VẬT ĐƯỜNG ĂN Dị vật đường ăn có thể gặp ở họng, thực quản, dạ dày, ruột. Thường ít nguy hiểm đến tính mạng ngay nhưng cũng có thể gây tử vong nếu có biến chứng 1. Triệu chứng Đang ăn trẻ ngừng ăn, sợ hãi, lo lắng, khóc Trẻ có thể cố nuốt vào hoặc khạc ra, rãi chảy nhiều 2. Xử trí Đưa trẻ đến cơ sở tai mũi họng để gắp dị vật ra. Không cho trẻ cố nuốt hoặc cố khạc ra vì có thể làm cho dị vật cắm sâu thêm hoặc gây rách thực quản Không dùng bất cứ biện pháp gì để lấy hoặc đẩy dị vật Không dùng các biện pháp chữa mẹo Nếu dị vật xuống dạ dày, ruột cần đưa trẻ tới bệnh viện để chụp x. quang và theo dõi tại bệnh viện Dị vật mũi Dị vật mũi thường phát hiện rất muộn, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại những di chứng ở mũi. Phát hiện khi thấy mũi trẻ có mùi hôi, chảy nước mũi, ngạt mũi một bên Xử trí Nếu phát hiện ngay khi trẻ mới nhét dị vật vào mũi có thể dùng biện pháp sau: Bịt lỗ mũi bên kia bằng cách ấn nhẹ cánh mũi, sau đó hướng dẫn trẻ thở ra nhẹ nhàng để đẩy dị vật ra .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.