TAILIEUCHUNG - Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1)

I- Về năng lực tư duy sáng tạo Trong quá trình nhận thức và hoạt động của con người, bao giờ cũng cần cả tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo, mà trong đó xét về lâu dài tư duy sáng tạo là chủ đạo. Ngày nay, khi loài người đi vào kinh tế tri thức càng đòi hỏi cao tư duy sáng tạo vì đó là nền kinh tế dựa trên tri thức khoa học và văn hóa của sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. | Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo 1 I- về năng lực tư duy sáng tạo Trong quá trình nhận thức và hoạt động của con người bao giờ cũng cần cả tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo mà trong đó xét về lâu dài tư duy sáng tạo là chủ đạo. Ngày nay khi loài người đi vào kinh tế tri thức càng đòi hỏi cao tư duy sáng tạo vì đó là nền kinh tế dựa trên tri thức khoa học và văn hóa của sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Chính vì vậy ta cần hiểu cho đúng thế nào là tư duy sáng tạo Tư duy bắt chước là tư duy làm theo còn tư duy sáng tạo là tư duy tìm một cách giải quyết mới khác với tư duy trước đó đúng đắn hơn tư duy trước đó trong quá trình chiếm lĩnh bản chất của đối tượng. Nhận thức là quá trình ngày càng tiếp cận chân lý nhưng không chỉ là quá trình tổng hợp các chân lý tương đối đạt được mà còn là quá trình khắc phục những sai lầm để ngày càng ít sai lầm hơn. Đó là quá trình tìm ra những bản chất mới hình thức mới mô hình mới quá trình mới phương pháp mới. Do đó quá trình nhận thức như thế về bản chất là có tính sáng tạo. Sáng tạo là phẩm chất tối cao của năng lực tư duy trước hết có tính bẩm sinh. Qua điều tra người ta thấy rằng số trẻ em lúc 5 tuổi số có sức sáng tạo là 95 ở tuổi 17 là 10 tuổi 20-45 là 5 . Như thế là sức sáng tạo ở người lớn thường bị kìm hãm không bị mất đi hoàn toàn mà ở dạng tiềm tàng Lưu Tường Vũ-Trương Đồng Toàn-Lý Thắng Quân-Thạch Tân Nghề Tổng giám đốc Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2001 tr. 285-286 . Nhưng về nguyên tắc là càng có nhiều tri thức và kinh nghiệm thì càng có năng lực sáng tạo. Khi nghiên cứu 85 nhà khoa học người ta đã khái quát một hệ thống 13 yếu tố tạo thành tư duy sáng tạo như phương pháp giải quyết khác thường nhìn trước được các vấn đề nắm được mối liên hệ cơ bản cấu tạo các yếu tố từ đó tạo ra chức năng mới thay đổi hướng nghiên cứu nhìn từ các con đường các cách giải quyết khác nhau một cách tích cực chuyển từ mô hình này sang mô hình khác nhạy cảm với các vấn đề mới từ các vấn đề cũ đã giải quyết xong biết trước kết

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.