TAILIEUCHUNG - Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 8

Dân tộc Việt Nam, văn minh Việt Nam hình thành trong gian khó và thử thách đã lớn mạnh vượt bậc. Từ đó về sau phong kiến phương bắc không lần nào hoàn toàn khống chế được họ nữa. | tròn bắc thuộc là cái giá quá đắt nhưng không hề vô nghĩa. Dân tộc Việt Nam văn minh Việt Nam hình thành trong gian khó và thử thách đã lớn mạnh vượt bậc. Từ đó về sau phong kiến phương bắc không lần nào hoàn toàn khống chế được họ nữa. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đại diện thực dân châu Âu là Pháp Lang Sa với ưu thế hơn hẳn họ về sức mạnh vũ khí được sản xuất dưới một nền khoa học kỹ thuật tân kỳ tổ chức xã hội tư bản tiến bộ cũng chỉ áp đặt sự đô hộ không đồng bộ của chúng trên mảnh đất này tròm trèm 80 năm mà thôi. Nếu không kể đến An Nam Chí Lược 1335 của một kẻ bán nước từ quyển hiến sử đầu tiên còn lưu lại đến ngày này là Đại Việt Sử lược 1377 - 1388 sử gia Việt Nam vừa xem sách Tàu vừa chấm bút lông vào nước lã để viết về ông Thi. Thậm chí họ còn sơ ý nhầm tên chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách Năm tháng qua đi sách sử nối nhau ra đời Bà Trưng Trắc vẫn phải làm một quả phụ bất đắc dĩ gồng gánh thêm bao nhiêu khái niệm không cùng thời với bà. Lối tư duy suy diễn chủ quan nô lệ sách Tàu và kinh viện kết hợp với truyền thống tạo dựng chính sử thiên kiến và không tôn trọng sự thật một cách có hệ thống vô hình chung đã tô son trát phấn lên bà mẹ chân đất được Thủy Kinh Chú mô tả là vi nhân hữu đảm dũng . Kết quả là người mẹ vĩ đại của họ chẳng đẹp hơn tí nào. Nó chỉ khiến người đời chạnh buồn cho những đứa con vụng về xốc nổi và đồng bóng của bà. Mảnh đất hình chữ S có tên Việt Nam ngày nay hiện hữu khoảng 200 đền thờ Hai Bà Trưng. Đó là tuyên bố rõ ràng nhất về vai trò lớn lao của Hai Bà trên non sông này. Mọi lý thuyết học thuật cổ kim đều không thể phủ nhận bản chất anh hùng và tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng vị Vua Hùng đầu tiên và cuối cùng của mảnh đất Việt Nam người mẹ đáng kính của lịch sử Việt Nam của dân tộc Việt Nam. D. Đôi nét văn hóa 1. Từ Kinh Dịch đến chữ viết của tổ tiên người Việt Nam Trong quá khứ không ít sử gia Việt Nam đã nghiệm rằng Kinh Dịch chứa rất nhiều yếu tố vay mượn từ văn minh Thần Nông. Gần đây một bài báo ở Việt Nam tự hào tuyên

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.