TAILIEUCHUNG - Cơ học đá phần 9

Tham khảo tài liệu 'cơ học đá phần 9', kỹ thuật - công nghệ, kiến trúc - xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ than bảo vệ sẽ lớn hơn rất nhiều so với giá trị tương ứng xác định theo công thức . Do đó tại một trong các giai đoạn của quá trình nghiên cứu đó các nhà địa cơ học đã đề xuất đưa vào phương trình một thành phần hàm số mũ. Thành phần này cho phép xét tới sự gia tăng nhanh hơn của độ bền khi tỷ số giữa chiều rộng và chiều cao trụ bảo vệ gia tăng. Tuy nhiên theo suy luận về an toàn và do không có các số liệu thí nghiệm tương ứng cho nên các nhà địa cơ học quyết định giữ nguyên công thưc 60 . Từ hình cũng dễ dàng nhận thấy kết quả tính toán theo các công thức Holland c. T. và Salamon-Munro mang đặc tính rất gần nhau. Điều này dễ hiểu bởi vì khi đưa ra các kết luận và các công thức của mình để tính toán độ bền cho trụ bảo vệ tại các mỏ khai thác than tại Cộng hoà Nam Phi Salamon M. D. G. và Munro A. H. đã chọn cồng thức Holland c. T. làm cơ sở để tính toán. Ngoài ra có thể nhận thấy công thức Holland-Gaddy đưa ra các nhận xét rất bảo thủ so với công thức Holland c. T. . Phương pháp tính toán trụ bảo vệ Để thiết kế các mỏ mới khai thác bằng hệ thống buồng cột có thể áp dụng phương pháp tính toán trụ bảo vệ theo các bước như sau 59 Bước 1. Theo các số liệu khảo sát địa chất hào khảo sát và lỗ khoan kết quả thử nghiệm mẫu than đá thí nghiệm trong phòng mẫu hình trụ hoặc hình khối lập phương rộng 54 mm các nhà địa cơ học tiến hành thiết lập các bảng gồm các thông số giới hạn bền nén đơn trục của đá nóc và than Rc hướng tồn tại của các phá huỷ ốịa chất các điều kiện trên bề mặt tiếp xúc và khoảng cách giữa chúng cũng như các điều kiện địa chất thuỷ vãn khác. Bước 2. Tiến hành xác định chất lượng cho khối đá nóc lựa chọn chiều rộng công trình B và chủng loại kết cấu chống giữ hợp lý. Bước 3. Trên cơ sở giá trị giới hạn bền nén đơn trục của than Rc đã biết các nhà địa cơ học tiến hành xác định giá trị hệ số k cho trụ bảo vệ cần thiết kế theo công thức k RcVD. Tại đây D - Đường kính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.