TAILIEUCHUNG - Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng - 3

Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng 3 . Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Xuất phát từ luận điểm của F. de Saussure về sự thống nhất cấu trúc của các hệ thống ngôn ngữ, coi ngôn ngữ học là cơ sở cho mọi khoa học xã hội, triển khai quan niệm của R. Iakobson và Iu. Tưnianov, coi “lịch sử hệ thống đến lượt nó cũng chính là một hệ thống”, nhiều nhà ký hiệu học “Trường phái Tartus-Moskva” trong giai đoạn đầu áp dụng phương pháp đồng. | Tư tưởng tự sự học Nga lịch sử và triển vọng 3 PGS. TS. Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Xuất phát từ luận điểm của F. de Saussure về sự thống nhất cấu trúc của các hệ thống ngôn ngữ coi ngôn ngữ học là cơ sở cho mọi khoa học xã hội triển khai quan niệm của R. Iakobson và Iu. Tưnianov coi lịch sử hệ thống đến lượt nó cũng chính là một hệ thống nhiều nhà ký hiệu học Trường phái Tartus-Moskva trong giai đoạn đầu áp dụng phương pháp đồng đại cả vào việc nghiên cứu những vấn đề lịch đại. Triển khai đến tận cùng khả năng của logich hình thức và chức năng họ hướng tới việc xác định hệ thống mã của ngữ pháp học văn hóa - mô tả cấu trúc của những phương tiện ký hiệu văn hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trong mọi thời đại. Những hiện tượng dị biệt của hệ thống mã này được lý giải theo logich của một hệ thống mã khác có tổ chức cao hơn tạo nên một cấu trúc nhiều tầng bậc. Tuy nhiên cũng giống như trường hợp của Trường phái hình thức Nga những năm 1920 càng về sau các nhà nghiên cứu thuộc Trường phái Tartus-Moskva càng cảm thấy không thỏa mãn với phương pháp cấu trúc mà họ áp dụng. Khuynh hướng xác định hệ thống ký hiệu văn hóa chuyển dần thành nghiên cứu mối quan hệ giữa cá thể với cộng đồng văn hóa xã hội như ký hiệu quyển eeMUoeộepà rồi chuyển sang thành khuynh hướng xác định các loại hình văn hóa và vận động lịch sử của nó. Cuối những năm 1970 cùng với khủng hoảng chung của chủ nghĩa cấu trúc người đứng đầu trường phái là Iu. Lotman tìm đến với những tư tưởng gần với tinh thần hậu cấu trúc hình thành một quan điểm mới về văn hóa và lịch sử khởi đầu cho sự phân rã của trường phái. Đến nay các học giả đon lẻ còn sót lại của trường phái Tartus-Moskva vẫn tiếp tục hoạt động học thuật nhưng tinh thần chung của trường phái trước đây đã không còn. Trong số những nhà nghiên cứu thuộc Trường phái Tartus-Moskva B. Uspensky và Iu. Lotman là hai người có đóng góp nhiều hon cả cho lý thuyết tự sự và có ảnh hưởng lớn đến giới nghiên cứu Âu-Mỹ trong lĩnh vực này.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.