TAILIEUCHUNG - Các loại tương tác trong Vật Lý

Các loại tương tác trong Vật Lý TƯƠNG TÁC CƠ BẢN những dạng tương tác cơ bản của cơ chế tác động qua lại của vật chất trong thế giới tự nhiên. Có 4 loại: tương tác mạnh (cg. tương tác hạt nhân mạnh), tương tác điện từ, tương tác yếu (cg. tương tác hạt nhân yếu) và tương tác hấp dẫn. Cường độ tương đối của chúng theo thứ tự trên là 1 : 10 ^ - 2 : 10 ^ - 10 : 10^-38. Đã xây dựng được lí thuyết thống nhất tương tác điện từ với tương tác. | Các loại tương tác trong Vật Lý TƯƠNG TÁC CƠ BẢN những dạng tương tác cơ bản của cơ chế tác động qua lại của vật chất trong thế giới tự nhiên. Có 4 loại tương tác mạnh cg. tương tác hạt nhân mạnh tương tác điện từ tương tác yếu cg. tương tác hạt nhân yếu và tương tác hấp dẫn. Cường độ tương đối của chúng theo thứ tự trên là 1 10 A - 2 10 A - 10 10A-38. Đã xây dựng được lí thuyết thống nhất tương tác điện từ với tương tác yếu gọi là tương tác điện - yếu TƯƠNG TÁC ĐIỆN - YẾU loại tương tác thống nhất của tương tác điện từ với tương tác hạt nhân yếu. TTĐ-Y được phát hiện bởi Vâynơbec S. Weinberg dạng phiên âm khác Uênbơc Glasâu S. Glashow và Xalam S. Salam . TƯƠNG TÁC ĐIỆN TỪ dạng tương tác giữa các hạt mang điện tích hoặc mômen từ một dạng trong bốn loại tương tác cơ bản. Vì hạt nhân nguyên tử điện tử phân tử đều cấu tạo bởi các hạt mang điện tích và mômen từ nên TTĐT là dạng rất phổ biến và thể hiện rõ rệt trong các câu trúc của các vật và trong các hiện tượng tự nhiên. TTĐT có cự li xa và cường độ ở giữa tương tác hạt nhân mạnh và tương tác hạt nhân yếu. Vào những năm 60 thế kỉ 20 đã xây dựng lí thuyết thống nhât giữa TTĐT và tương tác hạt nhân yếu và gọi là tương tác điện - yếu. TTĐT được thực hiện bằng trường điện từ tức là bằng trao đổi photon. TƯƠNG TÁC HẤP DẪN sự hút lẫn nhau giữa bât kì hai vật thể vật lí nào do liên quan với khối lượng của chúng gây ra. TTHD được thực hiện qua một thực thể trung gian là trường hâp dẫn lan truyền sóng hâp dẫn với vận tốc hữu hạn. Trong trường hâp dẫn yếu các vật thể chuyển động chậm so với vận tốc ánh sáng c thì định luật phổ biến hâp dẫn của Niutơn I. Newton có hiệu lực. Với các trường hâp dẫn mạnh và vật thể có vận tốc gần bằng c thì phải sử dụng thuyết tương đối tổng quát của Anhxtanh A. Einstein . TTHD là tương tác yếu nhât trong tât cả các tương tác giữa các hạt cơ bản nhưng lại là nguyên nhân chi phối chuyển động của các thiên thể. Trên Trái Đât TTHD là nguyên nhân tạo nên trọng lượng của các vật giữ cho các vật không .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    171    3    22-11-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.