TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY KRIGING KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ TẦNG ĐẤT YẾU TUỔI HOLOCENE Ở KHU VỰC NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH"

Tầng đất yếu tuổi Holocene ở thành phố Hồ Chí Minh là một đối tượng địa chất luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà địa chất. Việc nhận biết quy luật phân bố theo diện và theo chiều sâu của đối tượng này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý, quy hoạch đô thị, các nhà đầu tư. | TAP CHÍ PHAT TRIEN KH CN tap 10 SO 02 - 2007 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY KRIGING KHẢO SÁT Sự PHÂN BỐ TẦNG ĐẤT YẾU TUỔI HOLOCENE Ở KHU VựC NỘI THÀNH Thành phố HỒ CHÍ MINH Phan Thị San Hà 1 Lê Minh Sơn 2 1 Trường Đại học Bách khoa ĐHQG-HCM 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 10 tháng 04 năm 2006 TÓM TÃT Tầng đất yếu tuổi Holocene ở thành phố Hồ Chí Minh là một đối tượng địa chất luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà địa chất. Việc nhận biết quy luật phân bố theo diện và theo chiều sâu của đối tượng này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý quy hoạch đô thị các nhà đầu tư. Ngoài việc dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia thì việc dùng các mô hình toán cụ thể là phương pháp nội suy Kriging để xác định quy luật phân bố trong không gian của đối tượng địa chất đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Tuy nhiên cho đến nay các phương pháp này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực địa chất công trình ở Việt Nam. Nhằm giới thiệu khả năng ứng dụng của phương pháp nội suy Kriging bài báo trình bày kết quả nhận được khi sử dụng phương pháp này để khảo sát quy luật phân bố của tầng đất yếu tuổi Holocene ở khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó kết quả nội suy cũng được so sánh với các kết quả đã có trước đây và các kết quả khảo sát trực tiếp tại hiện trường qua đó đánh giá độ tin cậy của kết quả nội suy. ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trong quá trình khảo sát địa chất công trình đặc điểm phân bố của tầng đất yếu thể hiện qua hai thông số độ sâu xuất hiện và chiều dày là vấn đề luôn được các nhà địa chất quan tâm. Để khảo sát sự phân bố của các lớp đất các nhà địa chất cần có dữ liệu ở dạng bề mặt liên tục trong khi đó dữ liệu khảo sát địa chất công trình ĐCCT lại là dạng dữ liệu phân bố rời rạc trong không gian theo diện và theo chiều sâu . Việc chuyển đổi từ dạng dữ liệu rời rạc sang dạng dữ liệu liên tục thường được thực hiện theo hai khuynh hướng a dựa vào kinh nghiệm kiến thức của các chuyên gia hoặc b dựa vào các mô hình toán của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.