TAILIEUCHUNG - Hiện thực trong thế giới lượng tử Con mèo Schrodinger

I- Dẫn nhập: Trong bài này chúng tôi bàn đến triết lý "nhất thiết duy tâm tạo" qua khía cạnh khoa học. Triết lý này cho rằng cá nhân quyết định (hay sáng tạo ra) hiện thực. | Hiện thực trong thế giới lượng tử - Con mèo Schrodinger I- Dần nhập Trong bài này chúng tôi bàn đến triết lý nhất thiết duy tâm tạo qua khía cạnh khoa học. Triết lý này cho rằng cá nhân quyết định hay sáng tạo ra hiện thực. Tỉ dụ như có một số người tin vào Thượng Đế vì cái tâm của họ tạo ra Thượng Đế. Có người khác không tin vào Thượng Đế vì cái tâm họ quyết định không có Thượng Đế. Vì vậy Thượng Đế không tồn tại tuyệt đối và khách quan. Hay nói rộng ra là không có một chân lý tuyệt đối tất cả sự thật chỉ tuỳ thuộc vào niềm tin của mỗi người. Triết lý này được các nhà vô thần biện minh bằng nhiều lý lẽ. Trong bài này chúng tôi bàn tới sự biện minh hay nói đúng hơn - ngụy biện bằng khoa học điển hình là vật lý lượng tử. Nhánh vật lý học này nghiên cứu về thế giới vi mô tức là thế giới có kích thước bằng kích thước của phân tử. Trong thế giới vi mô một vật tồn tại trong nhiều trạng thái và chỉ qui về một trạng thái khi có quan sát viên hiện hữu. Như vậy quan sát viên đó quyết định hiện thực vì thế mà có nhất thiết duy tâm tạo. Vì triết lý này dùng vật lý lượng tử để biện minh chúng tôi cũng sẽ bắt đầu từ đây cụ thể là tính lượng tử của ánh sáng để phô bày ra cho độc giả tính ngụy biện của nó. II- Bản chất của ánh sáng Lý luận về hiện thực vi mô bắt nguồn từ lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng. Bản chất này là điều kỳ lạ thứ nhất của ánh sáng vì mỗi khi nó đã là hạt thì khó có thể tin nó lại là sóng. Tuy nhiên người ta phải chấp nhận lý thuyết sóng-hạt của ánh sáng vì cả hai bản chất này đều quan sát được trong các thí nghiệm sau đây Hình Thí nghiệm quang điện biện minh cho tính hạt của ánh sáng 1- Bản chất hạt của ánh sáng - hiện tượng quang điện Einstein là khoa học gia được giải Nobel về khoa học 1921 khi ông xác minh được ánh sáng có bản chất hạt trong thí nghiệm quang điện. Ánh sáng được rọi vào một tấm kim loại là vật liệu giàu điện tử. Khi Einstein thay đổi tần số của ánh sáng tới tức là thay đổi màu ánh sáng đến một giá trị nào đó thì cây kim trên máy đo bắt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.