TAILIEUCHUNG - Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Nhà Vật Lý hàng đầu của Việt Nam

Năm 1949, cậu bé Hùng (tên hổi nhỏ của Nguyễn Văn Hiệu) đã phải rời ghế nhà trường khi vừa tròn 10 tuổi. Một vài năm sau, bố của Hùng, một thầy giáo làng trở thành lãnh đạo uỷ ban kháng chiến huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây. | Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Nhà Vật Lý hàng đầu của Việt Nam Năm 1949 cậu bé Hùng tên hổi nhỏ của Nguyễn Văn Hiệu đã phải rời ghế nhà trường khi vừa tròn 10 tuổi. Một vài năm sau bố của Hùng một thầy giáo làng trở thành lãnh đạo uỷ ban kháng chiến huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây. Công việc kháng chiến buộc bố của Hùng phải thường xuyên vắng nhà. Một mình mẹ Hùng phải tần tảo lo dẫn 7 đứa con thơ từ Hà Đông chạy ra vùng tự do để tránh quân Pháp. 1. Cậu bé thợ dệt 11 tuổi Ở Thanh Hoá Hùng đã tự học và hoàn thành bậc tiểu học. Để đi đến trường cấp II cậu phải đi bộ một đoạn đường rất dài từ nhà tới lớp. Hơn nữa gia đình Hùng lại rất nghèo để có thể lo cho cậu đi học do đó một lần nữa Hùng phải rời ghế nhà trường. Cậu xin được việc trong một xưởng dệt nhỏ ở nông thôn với hai bữa ăn một ngày và một khoản tiền lương ít ỏi. Một lân chủ hiệu may bắt Hùng phải đi thị xã Hậu Hiền huyện Thiệu Hoà tỉnh Thanh Hoá để đặt một số bàn dùng làm bàn đặt máy khâu mới vừa được mua từ Hà Nội. Đã có bàn sau năm ngày nhưng lúc phải chuyển bàn về thì trời đã muộn và cậu bé Hùng không tìm được ai giúp để chuyển bàn về đến xưởng như yêu câu của chủ. Một đống bàn thì quá nặng đối với một cậu bé. Biết làm sao đây Đột nhiên một ý tưởng chợt loé lên trong đâu Xưởng mộc nằm ngay bên bờ kênh còn xưởng dệt thì cũng nằm dọc bờ kênh chỉ cách 4-5 km theo dòng nước. Cậu đặt những cái bàn xuống dòng kênh và kéo chúng bằng một dây cáp xuôi theo dòng nước. Được nghe kể lại câu chuyện bác chủ xưởng dệt rất hài lòng và bảo Từ mai bác sẽ dậy cháu công việc của một người thợ dệt Từ ngày hôm ấy Hùng được hướng dẫn sử dụng máy may. Cậu làm việc ban ngày trong xưởng và tranh thủ tự học vào buổi tối chép lại bài giảng từ vở những cậu bạn khá giả cạnh nhà. Nhờ đó cậu đã vượt qa dược kì thi vào lớp 7 khi mà một ngôi trường tư mới được mở gần nhà. Thế nhưng một lần nữa Hùng lại phải bỏ dở chừng lớp 7 vì những khó khăn tài chính của gia đình và phải đi tìm việc. Sau đó một thời gian một ngôi trường tư khác được mở .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.