TAILIEUCHUNG - Kỹ năng lãnh đạo: Phỏng vấn nhân viên xin thôi việc

Thời nay, xu hướng nhân viên đổi chỗ làm, hay "đứng núi này, trông núi nọ" ngày càng phổ biến. Trong khi, đối với các doanh nghiệp thì tuyển được nhân viên giỏi nghề, thạo việc đã rất khó nhưng để giữ được họ còn khó hơn. Vậy nên, phỏng vấn nhân viên xin thôi việc cần có sự lưu tâm và cách nhìn nhận xác đáng từ phía những nhà lãnh đạo doanh nghiệp. | Kỹ năng lãnh đạo Phỏng vấn nhân viên xin thôi việc Thời nay xu hướng nhân viên đổi chỗ làm hay đứng núi này trông núi nọ ngày càng phổ biến. Trong khi đối với các doanh nghiệp thì tuyển được nhân viên giỏi nghề thạo việc đã rất khó nhưng để giữ được họ còn khó hơn. Vậy nên phỏng vấn nhân viên xin thôi việc cần có sự lưu tâm và cách nhìn nhận xác đáng từ phía những nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thông thường ai đó đi xin việc đều phải trải qua một vài lần phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Có thể nói đây là công việc thường thấy đối với bộ phận nhân sự ở các doanh nghiệp và phỏng vấn đầu vào luôn được coi là chuyện đương nhiên thậm chí đôi khi còn là thủ tục bắt buộc . Nhưng ngược lại khi nhân viên nộp đơn xin thôi việc hoặc muốn chuyển sang cơ quan khác thì dường như không mấy ai được phỏng vấn lại với mục đích tìm hiểu một cách nghiêm túc và cẩn trọng xem vì sao người ấy muốn ra đi và điều gì sẽ khiến họ ở lại. Mục đích của những cuộc phỏng vấn nhân viên trước khi vào làm việc tại một cơ quan doanh nghiệp là để tìm kiếm được người có năng lực và phù hợp với yêu cầu công việc của chính đơn vị đó. Nhưng khi nhân viên đã vượt qua được những kỳ thi sát hạch ở nhiều cấp và chính thức được vào làm việc tại một doanh nghiệp rồi thì mọi chuyện mới bắt đầu phát sinh. Trải qua quá trình làm việc và thời gian tìm hiểu nhau giữa đôi bên sẽ có hai tình huống xảy ra. Có thể nhân viên ấy hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu cũng như thử thách trong công việc và bản thân họ cũng cảm thấy hài lòng với điều kiện làm việc chế độ đãi ngộ. hoặc sẽ ngược lại. Khi ấy điều đáng nói ở đây là nhân viên lại không thấy thỏa mãn với công việc đang làm và không muốn tiếp tục chung sống với doanh nghiệp đó nữa. Nếu nhân viên thực sự có năng lực và làm được việc nhưng vẫn muốn chạy nước rút thì làm thế nào Và câu hỏi được đặt ra cho lãnh đạo doanh nghiệp là tại sao lại có chuyện như vậy Lúc đó kẻ ra đi thường hay bị coi là kẻ phản bội hoặc nhẹ nhàng hơn thì nhận được câu Chúc cậu may mắn . Quả thực dù gì

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.