TAILIEUCHUNG - Kinh tế nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn vì nợ xấu

"Thực tế cho thấy, tốc độ quay vòng của tiền tệ đã bị chậm lại đáng kể, phản ánh sự trì trệ của nền kinh tế và sự sụt giảm lòng tin của thị trường", Ủy ban Kinh tế nhận định. Do đó, theo báo cáo này, việc xử lý nợ xấu cần được xem xét trong mối liên hệ hai chiều với tăng trưởng kinh tế, tương tự như lạm phát. Theo phân tích của Ủy ban Kinh tế, tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu và đến lượt mình, nợ xấu gia tăng. | Kinh tế nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn vì nợ xấu Thực tế cho thấy tốc độ quay vòng của tiền tệ đã bị chậm lại đáng kể phản ánh sự trì trệ của nền kinh tế và sự sụt giảm lòng tin của thị trường Ủy ban Kinh tế nhận định. Do đó theo báo cáo này việc xử lý nợ xấu cần được xem xét trong mối liên hệ hai chiều với tăng trưởng kinh tế tương tự như lạm phát. Theo phân tích của Ủy ban Kinh tế tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu và đến lượt mình nợ xấu gia tăng sẽ làm tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng nền kinh tế thực. Qua đó sẽ có tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm. Tốc độ tăng trưởng 5 03 năm 2012 - mức thấp nhất trong vòng hơn một thập niên - đã phần nào cho thấy kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn này nếu không nhanh chóng giải quyết vấn đề nợ xấu Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cảnh báo. Qua phân tích số liệu Ủy ban Kinh tế thấy có sự suy giảm nhất định của tăng trưởng kinh tế tiềm năng giai đoạn 2008-2012 tạo nên ràng buộc ngày càng chặt chẽ hơn đối với khả năng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Như vậy nếu muốn tăng trưởng cao hơn mức tiềm năng thì cái giá phải trả sẽ cao hơn hay nói một cách khác là chi phí đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2008-2012. Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong quá trình điều chỉnh theo hướng thoái nợ sau một giai đoạn tăng trưởng quá nóng có những năm tín dụng nền kinh tế tăng trưởng tới trên 30 . Do đó theo đánh giá của các tác giả báo cáo này những lĩnh vực nóng nhất và sử dụng vay nợ nhiều nhất - trong đó đặc biệt là bất động sản - phải điều chỉnh mạnh nhất để có thể đưa nền kinh tế trở về quỹ đạo cân bằng và bền vững. Mục tiêu kép được Quốc hội thông qua cho năm 2013 là kiềm chế lạm phát khoảng 8 tăng trưởng GDP khoảng 5 5 . Tuy nhiên Ủy ban này cho rằng lạm phát 8 là một mục tiêu khá tham vọng . Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lo ngại rủi ro lớn nhất chính là nguy cơ tăng giá còn tiềm ẩn và có liên quan đến một số chính sách như điều chỉnh lương tối

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.