TAILIEUCHUNG - KHOA HỌC LÀ VĂN HÓA. VĂN HÓA LÀM KHOA HỌC

Nghiên cứu khoa học chỉ mới bắt đầu gần đây ở nước ta. Ấn Độ và Trung Quốc, hai nền văn minh lớn có ảnh hưởng đến Việt Nam, đã du nhập khoa học từ phương Tây sớm hơn, nhưng vẫn là những nước đi sau. Con đường du nhập của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam có khác nhau, in đậm dấu ấn của những đặc điểm lịch sử, xã hội và bản sắc văn hoá của từng nước. Ở Ấn Độ, ngay dưới chế độ thuộc địa giới tinh hoa với năng lực tư duy trừu. | KHOA HỌC LÀ VĂN HÓA. VĂN HÓA LÀM KHOA HỌC Phạm Duy Hiển Nghiên cứu khoa học chỉ mới bắt đầu gần đây ở nước ta. Ản Độ và Trung Quốc hai nền văn minh lớn có ảnh hưởng đến Việt Nam đã du nhập khoa học từ phương Tây sớm hơn nhưng vẫn là những nước đi sau. Con đường du nhập của Ản Độ Trung Quốc và Việt Nam có khác nhau in đậm dấu ấn của những đặc điểm lịch sử xã hội và bản sắc văn hoá của từng nước. Ở Ản Độ ngay dưới chế độ thuộc địa giới tinh hoa với năng lực tư duy trừu tượng và triết lý thâm sâu đã tiếp thu đầy đủ ngọn nguồn văn hoá của khoa học từ phương Tây nhập cuộc với thế giới nhanh chóng và đúng bài bản. Từ những năm đầu thế kỷ 20 khi cả hệ thống thuộc địa còn chìm ngập trong tăm tối một số trường đại học Ản Độ đã giành được vị trí nổi bật trên mặt tiền khoa học thế giới. Raman quan sát tán xạ ánh sáng lên phân tử tại một phòng thí nghiệm của trường Đại học Calcotta năm 1928 đoạt giải Nobel năm 1930. Sau khi tốt nghiệp Đại học Calcotta ra thụ giáo ở Dhaka Bose đã sánh vai cùng Einstein trong hiệu ứng ngưng tụ các hạt vi mô có spin là số nguyên những hạt được giới vật lý gọi là boson để tôn vinh ông. Cũng thời gian này từ đại học Madras chàng thanh niên 18 tuổi Chandrasekhar đã lên đường sang Cambridge với những ý tưởng nung nấu về các sao lạnh sau khi đã cháy hết nhiên liệu đã góp phần khám phá ra lỗ đen và big bang đựơc trao giải Nobel năm 1983. Từ khi giành độc lập năm 1949 Thủ tướng Nerhu đã chọn mặt gửi vàng trao sứ mạng xây dựng khoa học cho Homi Bhabha một nhà khoa học từng có tên tuổi ở Anh đồng thời cũng là nhà ái quốc và văn hoá lớn của Ản Độ. Hai Viện nghiên cứu cơ bản Tata và Trung tâm Năng lượng Nguyên tử do Bhabha dựng lên ở Mumbai là sự tương phản kỳ lạ giữa hoạt động học thuật cao siêu với tình trạng nghèo khó lam lũ của đám dân nghèo sống nheo nhóc trong lều bạt dựng ngay trên đường phố. Đem mô hình phương Tây đặt lên một đất nước có mức sống ngót một trăm lần thấp hơn các viện khoa học hàng đầu của Ản Độ không hề nhân nhượng trước áp lực hạ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.