TAILIEUCHUNG - VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. | VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Đặng Thị Lan Hiện nay trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội hoàn thiện nhân cách cá nhân hướng con người đến Chân -Thiện - Mỹ. Tuy nhiên đạo đức tôn giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động sáng tạo của con người. Vấn đề đặt ra là cần nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chê những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Trong xu thế đổi mới hiện nay cùng với những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội sự đổi mới trong tư duy lý luận trong nhận thức về tôn giáo cũng đã và đang diễn ra. Trước đây trong một thời gian dài chúng ta đã coi tôn giáo như là tàn dư của xã hội cũ là kết quả sai lầm trong nhận thức của con người. Tôn giáo bị xem như cái đối lập với chủ nghĩa xã hội với khoa học kỹ thuật hiện đại và cần phải loại bỏ. Gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định mang tính khách quan khoa học về tôn giáo xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài và có một số giá trị đạo đức phù hợp với lợi ích của toàn dân với công cuộc xây dựng xã hội mới và do vậy cần phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa đạo đức của tôn giáo. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc họach định chính sách tôn giáo bảo vệ và tu tạo các di sản văn hóa tôn giáo. Việc tìm hiểu chỉ ra chân giá trị của các tôn giáo còn có ý nghĩa nhất định trong công cuộc đổi mới hiện nay khi mà chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực tham

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.