TAILIEUCHUNG - NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐỀ TÀI: "quá trình phát triển và thoái hóa của đá cacbonat tuổi miocen trên đới nâng tri tôn phần nam bể trầm tích sông hồng"

Với các đặc trưng khác biệt về đặc điểm tướng địa chấn, thạch học và kết hợp với bối cảnh cấu trúc kiến tạo khu vực, các tác giả xây dựng quá trình phát triển của cacbonat bao gồm: giai đoạn ban đầu, phát triển chồng lấn, mở rộng, phát triển kiểu giật lùi, thu hẹp diện tích và giai đoạn cuối cùng bị thoái hóa | V NGHIÊN CỨU KHOA HỌC V ĐỀ TÀI Quá trình phát triển và thoái hóa của Đá Cacbonat tuổi Miocen trên đới nâng tri tôn phần Nam Bể Trầm tích Sông Hồng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Thăm dò Khai thác Quá trình phát triển và thoái hóa của Đá Cacbonat tuổi Miocen trên đới nâng tri tôn phần Nam Bể Trầm tích Sông Hồng Dựa trên kết quả minh giải tài liệu địa chấn và tài liệu giếng khoan có thể chia thành hệ cacbonat thềm khu vực lô 117-120 ra thành ba tập. Với các đặc trưng khác biệt về đặc điểm tướng địa chấn thạch học và kết hợp với bối cảnh cấu trúc kiến tạo khu vực các tác giả xây dựng quá trình phát triển của cacbonat bao gồm giai đoạn ban đầu start up phát triển chồng lấn mở rộng progradation phát triển kiểu giật lùi backstepping thu hẹp diện tích và giai đoạn cuối cùng bị thoái hóa drowning . Sự thay đổi của mực nước biển tương đối vào thời kỳ Miocen giữa - muộn đã tạo ra đặc điểm phát triển giật lùi phổ biến không chỉ ở Nam bể trầm tích Sông Hồng mà còn ở khu vực khác ở Đông Nam Á như Tây Natuna . So sánh các bản đồ đẳng dày thời kỳ Miocen sớm và giữa nhận biết được sự thu hẹp về diện tích của nền cacbonat này trong khoảng thời gian từ 24 - 16 triệu năm trước trntr tương ứng với thời kỳ thành tạo phần dưới trầm tích Miocen giữa trong khoảng 16-13 trntr km2 và cuối cùng còn lại khoảng km2 vào thời kỳ 12 - 10 trntr. Quá trình sụt lún khu vực xảy ra trong khoảng 10-6 trntr đan xen với sự nâng lên cục bộ mạnh mẽ cũng trong giai đoạn Miocen giữa - muộn đã chấm dứt sự phát triển của thành hệ carbonat Tri Tôn và cuối cùng chúng bị chôn vùi bởi các thành hệ trầm tích Quảng Ngãi biển Đông trẻ hơn có thành phần cát kết bột kết và sét kết xen kẹp tuổi Miocen muộn tới Pliocen Đệ tứ. GIỚI THIỆU CHUNG Trong suốt thời kỳ Miocen và Pliocen - Đệ tứ một số bể trầm tích Kainozoi tại khu vực Đông Nam Á xuất hiện phổ biến các loại trầm tích carbonat biển nông. Sự phát triển của chúng bị ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ của hình thái cấu trúc cấu tạo riêng biệt liên quan tới quá .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.