TAILIEUCHUNG - Báo cáo: Nghiên cứu lịch sử VN
Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn tự hào có một nền văn hiến lâu đời với hơn 4000 nghìn năm lịch sử hào hùng. Có được những trang sử hào hùng ấy là nhờ công lao của biết bao thế hệ cha ông, tổ tiên và các bậc tiền nhân hào kiệt đã nối tiếp nhau thêu dệt nên. Đặc biệt phải kể đến những trang sử vẻ vang của buổi đầu dựng nước khi khai thiên lập địa,đánh dấu sự khởi đầu của đất nước ta, làm nên bước ngoặt cho lịch sử dân tộc Việt. Đó là trang sử về. | Về sáng tác, Nguyễn Khuyến sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, làm thơ Ðường luật và các thể cổ phong, lục bát, hát nói, văn sách, văn tế, câu đối, ký và tự dịch thơ của chính mình từ Hán sang Nôm. Số lượng tác phẩm của ông đến nay đã sưu tập tới hơn 800 bài, bước đầu đã công bố được hơn một nửa. Trên phương diện hình thức thể loại, về cơ bản Nguyễn Khuyến vẫn trung thành với các thể thơ Ðường luật và chưa có những cách tân nào thật đặc biệt. Tuy nhiên, ông lại tạo nên sự khác biệt và đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện tiếng nói trữ tình, tiếng nói của bậc đại khoa bình dân, bậc đại quan nhập cuộc đời thường, trở thành nhà thơ thứ nhất của "quê hương làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu). Thấm nhuần đạo lý nơi cửa Khổng sân Trình, thế nhưng Nguyễn Khuyến không nói nhiều đến ơn vua lộc nước và cũng không ham công danh sự nghiệp. Sống giữa thời buổi loạn lạc, trước sau Nguyễn Khuyến vẫn hướng về thôn quê, chuyển trọng tâm cả hệ thống chủ đề, đề tài, nhân vật, cảnh vật về nơi cố hương bình dị. Có thể nói, môi trường khoa cử đã rèn đúc Nguyễn Khuyến thành một nhà Nho chính thống nhưng thực tại đất nước gắn với hơn hai mươi năm khoảng cuối cuộc đời, đặc biệt kể từ khi quyết chí cáo hưu đã khiến tâm hồn ông trở nên có nhiều sóng gió, vừa ngơ ngác giữa cõi đời, vừa đau đáu nỗi niềm thương nước, thương dân.
đang nạp các trang xem trước