TAILIEUCHUNG - Quang Trung Nguyễn Huệ (1753 – 1792) đại phá quân Thanh - I

Cuối năm 1788, nạn xâm lược của quân Thanh trở thành nguy cơ trực tiếp và chủ yếu đối với nước ta. Mãn Thanh vốn là một tộc phía Bắc ở Trung Quốc, nhân khi triều Minh sụp đổ vì phong trào khởi nghĩa của nông dân, đã tràn xuống thành lập một vương triều thống trị Trung Quốc từ giữa thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã đánh bại phong trào phản kháng của nông dân trong nước và mở rộng xâm lược các miền khác. Dưới triều Càn Long, nhà Thanh đạt đến độ. | Quang Trung Nguyễn Huệ 1753 - 1792 đại phá quân Thanh - I Cuối năm 1788 nạn xâm lược của quân Thanh trở thành nguy cơ trực tiếp và chủ yếu đối với nước ta. Mãn Thanh vốn là một tộc phía Bắc ở Trung Quốc nhân khi triều Minh sụp đổ vì phong trào khởi nghĩa của nông dân đã tràn xuống thành lập một vương triều thống trị Trung Quốc từ giữa thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ XVIII nhà Thanh đã đánh bại phong trào phản kháng của nông dân trong nước và mở rộng xâm lược các miền khác. Dưới triều Càn Long nhà Thanh đạt đến độ cường thịnh nhất của vương triều này. Đây cũng chính là lúc nhà Thanh lăm le xâm lược nước ta. Nhà Thanh huy động một lực lượng bộ binh gồm 20 vạn quân chiến đấu và hàng chục vạn quân vận chuyển phục dịch do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị làm thống soái. Vua Càn Long nhà Thanh ra một bản chỉ dụ trực tiếp đề ra phương hướng chiến lược cho Tôn Sĩ Nghị nhằm triệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong nước ta để thực hiện dã tâm xâm lược. Nhà Thanh còn dự định điều động một lực lượng thủy binh để khi cần thiết sẽ vượt biên đánh thẳng vào Thuận Quảng phối hợp với bộ binh tiến công từ Bắc xuống. Quyết tâm xâm lược của kẻ thù rất lớn âm mưu của chúng rất nguy hiểm. Diễn lại cuộc hành quân của quân Tây Sơn hai người khiêng một người trên võng từ Phú Xuân tiến quân ra Thăng Long. Ảnh VnExpress Tháng 11 năm 1788 quân Thanh chia làm bốn đạo tiến vào nước ta. Theo tính toán chủ quan của Tôn Sĩ Nghị nhà Thanh hủy bỏ kế hoạch điều động thủy binh đánh vào Thuận Quảng. Do đó quân Thanh xâm lược nước ta chỉ có bộ binh. - Đạo quân chủ lực do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy qua Lạng Sơn tiến xuống Thăng Long. - Đạo quân thứ hai do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy qua Cao Bằng tiến xuống. - Đạo quân thứ ba do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy qua Tuyên Quang tiến xuống. - Đạo quân thứ tư theo đường Yên Quảng Quảng Ninh tiến vào. Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc bấy giờ do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy chỉ độ một vài vạn quân. Trước cuộc xâm lược ồ ạt và đại qui mô của quân Thanh các đồn ải biên giới bị thất thủ. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.