TAILIEUCHUNG - Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB

Làm thế nào để giảm nhập siêu? Đó là một trong những câu hỏi luôn được đặt ra trong các kỳ họp Quốc hội, không chỉ dành cho Bộ Công Thương, mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu trong toàn quốc. Ông Hoàng Tuấn Việt Tham tán Thương Mại Việt Nam tại Chi Lê đã cung cấp thông tin về vấn đề này. | Cost + Insurance + Freight), điều kiện mua bán quốc tế, theo đó giá hàng gồm tiền hàng cộng phí bảo hiểm cộng cước phí. Đây là một điều kiện được Phòng Thương mại Quốc tế đặt ra trên cơ sở những tập quán về đưa hàng trong thương mại quốc tế (1953 - 80). Theo điều kiện CIF, người bán phải kí kết hợp đồng chuyên chở hàng đến đích cho người mua: đưa hàng lên tàu; xin giấy phép xuất khẩu; nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có); kí hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hoá theo điều kiện bảo hiểm FPA (miễn tổn thất riêng) với giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + 10%; cung cấp cho người mua hoá đơn, vận đơn hoàn chỉnh và giấy chứng nhận bảo hiểm, trả tiền bốc hàng lên tàu tại cảng xếp; trả tiền dỡ hàng xuống tàu (nếu chi phí này đã tính gộp trong tiền cước). Người mua phải nhận hàng khi nhận được hoá đơn, vận đơn hoàn chỉnh và giấy chứng nhận bảo hiểm; trả tiền dỡ hàng nếu chi phí này chưa được tính gộp trong tiền cước; chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng thực sự qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp hàng. Ngày nay, trong mua bán quốc tế, điều kiện CIF cũng được bổ sung và thay đổi thành nhiều loại CIF khác nhau, chẳng hạn: 1) CIF hàng nổi (CIF at float), nghĩa là hợp đồng mua bán hàng đã được xếp trên tàu biển hoặc đang trên đường vận chuyển. 2) CIF lên bờ (CIF landed), nghĩa là ngoài những chi phí phải trả theo CIF thông thường, người bán còn phải chịu chi phí dỡ hàng lên bờ, chi phí tại cảng dỡ hàng. 3) CIF cộng lệ phí và cộng lãi (CIF + C + I), nghĩa là giá hàng bao gồm cả giá CIF cộng thêm lệ phí ngân hàng và lãi ước tính cho việc chiết khấu hối phiếu. 4) CIF cộng hoa hồng (CIF + C) nghĩa là tiền hàng còn tính thêm khoản hoa hồng phải trả cho thương nhân trung gian ở nước người xuất khẩu trong trường hợp người mua thoả thuận để người bán thông qua trung gian của họ mua hàng hộ mình. 5) CIF cộng hối đoái (CIF + E) trong đó E là khoản tiền liên quan đến việc chuyển đổi đồng tiền của nước người nhập khẩu thành đồng tiền của nước người xuất khẩu. 6) CIF cộng bảo hiểm chiến tranh (CIF + W) trong đó W là chi phí bảo hiểm chiến tranh do người bán hàng chi trả theo yêu cầu của người mua (người bán mua bảo hiểm này). 7) CIF cộng bảo hiểm có tổn thất riêng (CIF + WA) trong đó WA là tổn thất riêng mà người bán mua hộ theo yêu cầu của người mua, 8) CIF tàu chợ (CIF liner terms) là điều kiện trong đó chi phí đổ hàng tại cảng xếp đã được tính gộp vào cước nên người mua không phải trả nữa. Vì vậy, mua hàng theo điều kiện CIF bao giờ cũng đắt hơn hình thức khác nên nó chỉ thông dụng ở những nước không có phương tiện vận tải riêng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.