TAILIEUCHUNG - TOÁN HỌC KINH TẾ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI

Một vài người trong số những khán giả đặc biệt đang ngồi tại đây, và có lẽ nhiều bạn đồng nghiệp của tôi, những người không có mặt, có thể nói rằng cái tiêu đề mà tôi chọn cho bài diễn thuyết này thật đúng là một câu lạ lùng và giả tạo. Đề tài trừu tượng của môn toán kinh tế có gì quan hệ với những vấn đề rất thực tế trong sự hoạt động của hệ thống phúc lợi xã hội?. | m r 1 1 1 i Ả A r l r 1 w 1 Toán học kinh tê và Phúc lợi xã hội Trygve Haavelmo Bài diễn thuyết tưởng nhớ Alfred Nobel 7 tháng 12 năm 1989 1. Lời giới thiệu. Một vài người trong số những khán giả đặc biệt đang ngồi tại đây và có lẽ nhiều bạn đồng nghiệp của tôi những người không có mặt có thể nói rằng cái tiêu đề mà tôi chọn cho bài diễn thuyết này thật đúng là một câu lạ lùng và giả tạo. Đề tài trừu tượng của môn toán kinh tế có gì quan hệ với những vấn đề rất thực tế trong sự hoạt động của hệ thống phúc lợi xã hội Trong phạm vi bài trình bày này tôi sẽ cố gắng hết khả năng để chỉ ra tại sao tôi nghĩ rằng thật không quá cường điệu khi nhìn ra được mối liên quan giữa hai lĩnh vực này. Không may để làm điều này tôi cần phải đưa các bạn theo một đường vòng tới sự phát triển của toán học kinh tế. Tôi làm điều này không phải để viết về lịch sử của toán học kinh tế mà với hy vọng những kết luận mà tôi rút ra cuối bài sẽ có một trọng lượng nào đó. Con đường vòng này có thể có một phó phẩm đáng được quan tâm. Tôi vẫn thường được hỏi thậm chí bởi cả những học giả có trình độ rất cao liệu toán học kinh tế có phải là một nhánh ngoại biên trừu tượng và khô khan hơn ngành khoa học kinh tế nói chung hay không Tôi cho là tôi có một câu trả lời tương đối thuyết phục cho câu hỏi này. Ít nhất đã có năm trong số những học giả từng được nhận giải thưởng mà tôi được nhận đây coi đó là phần chính trong các nghiên cứu của họ cho thấy rằng nếu không có toán học kinh tế làm trung tâm cho các nghiên cứu kinh tế học môn khoa học kinh tế có thể vẫn chưa vượt quá giới hạn những bài nói chuyện chung chung chẳng có kết quả thực sự hữu ích nào. Tôi sẽ trở lại điều này trong bài diễn thuyết của tôi. Có lẽ tôi nên đưa ra nhận xét giới thiệu cuối cùng trước khi tiếp tục bài thuyết trình của mình. Trong phần sau đây tôi sẽ sử dụng từ Tôi thay vì chúng ta . Thực sự tôi nên dùng từ chúng ta vì chắc chắn tôi chẳng có đòi hỏi riêng gì về những kết quả mà tôi đề cập đến trong bài này. Khi tôi nói Tôi đó

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.