TAILIEUCHUNG - bài giảng Liên kết Kinh tế quốc tế

Trong những năm trở lại đây, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và liên kết kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi động và với tốc độ như vũ bão. Các nền kinh tế xâm nhập lẫn nhau, liên kết với nhau đưa nền kinh tế thế giới ngày một tiến lên và ước mơ về một thị trường chung cho toàn thế giới cũng đang có những cơ sở để trở thành hiện thực. Để có thể bước đi cùng thời đại, góp mặt vào tiến trình chung của thế giới, các nước Đông và. | CHƯƠNG 5: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ I. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 1) Hiệp ước mậu dịch ưu đãi (Preferential trade agreement) – Câu lạc bộ mậu dịch ưu đãi Là hình thức liên kết thấp nhất, Ưu đãi thương mại là sự cắt giảm thuế quan. 2) Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area) Đặc tính: Tự do thương mại nội bộ: Xoá bỏ mọi rào cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại nội bộ Tự do lựa chọn chính sách thương mại đối với bên ngoài (không là thành viên). Là hình thức phổ biến nhất 3) Liên hiệp thuế quan (Customs Union) Đặc tính: Tự do thương mại nội bộ Chính sách thương mại chung đối với bên ngoài (không là thành viên): Chính sách thuế quan và phi thuế quan 4) Thị trường chung (Common Market) Đặc tính: Có các đặc tính của Liên hiệp thuế quan: Tự do thương mại nội bộ Chính sách thương mại chung với bên ngoài Tự do di chuyển các nguồn lực: vốn và lao động giữa thành viên. 5) Liên minh kinh tế (Economic Union) Đặc tính: Có các đặc tính của Thị trường chung: (Tự do thương mại nội bộ, chính sách thương mại chung với bên ngoài, tự do di chuyển nguồn lực sản xuất) Hài hoà và thống nhất chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực trọng yếu: Ngoại hối, tài khoá (ngân sách), thuế, tài chính-tiền tệ, các chính sách xã hội Liên minh kinh tế có thể sử dụng đồng tiền chung → Liên minh tiền tệ. II. Lý thuyết về liên hiệp thuế quan Sự thành lập LHTQ làm phát sinh: Hiệu ứng tĩnh (Static effects): Là hiệu ứng xuất hiện ngay sau khi thành lập liên hiệp thuế quan Hiệu ứng động (Dynamic effects): Là hiệu ứng xuất hiện muộn hơn trong hoạt động của liên hiệp thuế quan. Trong các hiệu ứng tĩnh thì tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch là những hiệu ứng kinh tế trực tiếp và quan trọng. 1) Tạo lập mậu dịch (Trade creation) a) Khái niệm: Tạo lập mậu dịch là sự gia tăng thương mại do cắt giảm thuế quan, trong đó sản phẩm nội địa với chi phí sản xuất cao hơn được thay thế bằng nhập khẩu với chi phí sản xuất thấp hơn. b) Tác động của tạo lập mậu dịch: Ví dụ: 3 quốc gia: QG 1, QG 2, QG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.