TAILIEUCHUNG - Đề Tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC VẬT THỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Việc hoàn thành bài tập nghiệp vụ này, đó là kết quả của quá trình tận tình truyền đạt kiến thức và trao đổi kinh nghiệm của quý Thầy cô. Vì thế, tôi xin chân thành cám ơn: - Thầy Đinh Hồng Thái, người hướng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. - Tập thể quý thầy cô Khoa Mầm non trường Đại học sư phạm Hà Nội. - Các cô giáo cùng các cháu lớp Mẫu giáo lớn trường Mầm non tư thục Sao Mai và trường Mầm non tư thục Sơn Ca | Nhìn vào 2 bảng trên tôi thấy mức độ hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở 2 nhóm Thực nghiệm - Đối chứng là không bằng nhau. Nhìn chung cả 2 trường đều thể hiện rõ kiến thức mà trẻ có được trong qua trình học kích thước. Mức độ hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở mức độ cao ở 2 trường còn rất thấp, đặc biệt là kỹ năng lập dãy vật theo kích thước tăng dần, giảm dần và mối quan hệ kích thước giữa các vật trong dãy là rất yếu. Hầu như trẻ không hiểu được kỹ năng lập dãy vật theo chiều tăng dần (giảm dần), từ dưới lên trên, từ trái sang phải. Nếu cô hỏi không theo thứ tự cao nhất, thấp hơn thì trẻ đều chỉ sai. Tuy nhiên vãn có trẻ chỉ được cây cao nhất và cây thấp nhất, nhưng cây thấp hơn thì trẻ không chỉ được. Trong 6 loại tri thức: Kỹ năng với kích thước vật thể nêu trên thì khả năng so sánh đồng thời 2 thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều cao là trẻ biết nhiều nhất. Còn khả năng nhận biết, phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao của 3 đối tượng và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh ở trẻ là rất thấp. Từ kết quả đó tôi rút ra kết luận sau:

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.