TAILIEUCHUNG - Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam

Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. tài liệu để tìm hiểu rõ hơn về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam. | Theo chúng tôi, nếu cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về di sản này như chúng tôi kiến nghị, pháp luật Việt Nam cũng có thêm cơ hội được áp dụng trong thực tế và không làm phật lòng các cơ quan pháp luật của nước nơi có di sản. Trong phần số 8 và số 9, chúng ta thấy rằng Tư pháp quốc tế một số nước không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh, điều đó có nghĩa là pháp luật các nước này cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là bất động sản. Vận dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại như phần trên, chúng ta có thể tạo thêm cơ hội áp dụng pháp luật Việt Nam trong thực tế. Để minh họa, chúng tôi xin trích hai ví dụ: Ví dụ thứ nhất, trường hợp một người Việt Nam sang làm ăn ở Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin và có một bất động sản ở đó khi chết. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật điều chỉnh di sản này là pháp luật Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng trong phần số 8, chúng ta thấy pháp luật hai nước này dẫn chiếu trở lại pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, chúng ta có thêm cơ hội áp dụng luật Việt Nam trong trường hợp này. Ví dụ thứ hai, một người gốc Việt về Việt Nam cư trú sau một thời gian làm ăn sinh sống ở Thụy Sĩ và khi chết để lại một bất động sản ở Thụy Sĩ. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật Thụy Sĩ là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản này (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng trong phần số 9, chúng ta thấy pháp luật nước này dẫn chiếu trở lại pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, áp dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, chúng ta cũng tạo thêm cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn có thiện chí với pháp luật của nước nơi có bất động sản.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.