TAILIEUCHUNG - Giúp trẻ tránh khỏi mâu thuẫn

Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi ngay cả với trẻ nhỏ. Chúng ta phải làm gì để giúp trẻ đối mặt? "Mới thấy vui vẻ, giờ lại giận nhau, chị Mai, ngụ ở Q. 3, thường thốt lên như thế khi thấy hai cô con gái không thèm nhìn mặt nhau". Hai cô bé dù thương nhau nhưng lại thường xuyên giận hờn. Trẻ nhỏ cũng như người lớn, giữa chúng cũng có những mâu thuẫn. Nguyên nhân đa phần từ chuyện vặt như giành đồ chơi, không thích bạn Dạy cho trẻ giữ hòa khí là cách. | Giúp trẻ tránh khỏi mâu thuẫn Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi ngay cả với trẻ nhỏ. Chúng ta phải làm gì để giúp trẻ đối mặt Mới thấy vui vẻ giờ lại giận nhau chị Mai ngụ ở Q. 3 thường thốt lên như thế khi thấy hai cô con gái không thèm nhìn mặt nhau . Hai cô bé dù thương nhau nhưng lại thường xuyên giận hờn. Trẻ nhỏ cũng như người lớn giữa chúng cũng có những mâu thuẫn. Nguyên nhân đa phần từ chuyện vặt như giành đồ chơi không thích bạn. Dạy cho trẻ giữ hòa khí là cách đầu tiên bạn giúp con giải quyết xung đột . Tùy vào từng lứa tuổi mà cách dạy sẽ khác nhau. Trước khi đi học Bạn không cần quan tâm tới nguyên nhân trẻ tức giận. Điều quan trọng là dạy trẻ cách ứng xử để người đối diện cảm thấy mát lòng. Chẳng hạn khi trẻ thích món đồ chơi nhưng người bạn không muốn cho chơi cùng hãy dạy trẻ nói Chơi một mình không vui đâu để mình chơi với bạn . Chắc chắn người bạn sẽ khó từ chối. Khi thấy trẻ giận nhau bạn đừng vội kết tội con mình. Hãy để con hiểu ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng phải biết cách xoa dịu tình hình như nói lời xin lỗi. Từ mầm non đến lớp 3 Độ tuổi này trẻ đã có chính kiến và biết bảo vệ ý kiến của mình. Bạn giải thích cho trẻ hiểu chúng có quyền không đồng ý những gì người khác nói hoặc làm. Tuy nhiên trẻ nên nói ra điều đó để tìm cách khắc phục chứ không giữ vẻ mặt khó chịu với người đối diện. Bạn cần quan tâm đến chuyện của con để trẻ tin tưởng và tâm sự với bạn. Khi thấy con không vui hãy đóng vai một người bạn để trẻ chia sẻ cảm xúc. Từ lớp 4 đến lớp 6 Ai cũng mắc sai lầm nhưng rất khó thừa nhận điều đó. Một đứa trẻ cũng vậy. Biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi đó là cách giải quyết mâu thuẫn nhẹ nhàng để tránh xung đột. Khi trẻ kể cho bạn hay bạn nghe cuộc cãi vã của bé và một người bạn hãy phân tích cho trẻ điểm đúng điểm sai. Nếu con bạn là người mắc lỗi bạn khuyên con nói lời xin lỗi. Bạn đừng tỏ ra thất vọng biểu hiện ấy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Nếu trẻ biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi bạn nên cho con thấy bạn tự hào về chúng như thế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.