TAILIEUCHUNG - 7 điều cần biết về chấn thương sọ não trẻ em

7 điều cần biết về chấn thương sọ não trẻ em Dù rất lo lắng khi con mình bị ngã và nghi chấn thương sọ não, bạn cũng không nên đòi chụp X-quang hay CT-scan bằng mọi giá. Các kỹ thuật này chỉ nên thực hiện khi bác sĩ yêu cầu vì tia X. rất có hại đối với trẻ em. 1. Chấn thương sọ não (CTSN) gây những tổn hại nào? Chính vì vậy, việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ Tổn thương nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu mà dân gian thường gọi là “u đầu”, khi sờ sẽ. | 7 điều cần biết về chấn thương sọ não trẻ em Dù rất lo lắng khi con mình bị ngã và nghi chấn thương sọ não bạn cũng không nên đòi chụp X-quang hay CT-scan bằng mọi giá. Các kỹ thuật này chỉ nên thực hiện khi bác sĩ yêu cầu vì tia X. rất có hại đối với trẻ em. 1. Chấn thương sọ não CTSN gây những tổn hại nào Chính vì vậy việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ Tổn thương nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu mà dân gian thường gọi là u đầu khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da. Khối tụ máu này tự tan sau vài ngày đến vài tuần. Nếu chấn thương nặng trẻ có thể bị xẹp hay nứt vỡ xương sọ. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ hay chấn động não và dập não. 2. Những biểu hiện của CTSN ở trẻ Sau chấn thương trẻ thường quấy khóc đôi khi vật vã hoặc lừ đừ rên rỉ và bỏ bú. Trẻ có thể buồn nôn hay nôn nhiều lần ngay cả khi không ăn uống gì. Than đau đầu là triệu chứng chỉ gặp ở trẻ lớn. Ở các trường hợp nặng thương tổn trong sọ trẻ có các dấu hiệu thần kinh như co giật yếu liệt chân giãn đồng tử và đi vào hôn mê ngủ gọi không tỉnh dậy. Trong một số trường hợp lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn. 3. Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn hay nghi ngờ có CTSN Trước tiên cha mẹ phải thật sự bình tĩnh không được sợ hãi la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. Không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật như nhiều người vẫn làm. Phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh để được thăm khám tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi. 4. Khi nào cần chụp X-quang hay CT-scan Việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ nên thực hiện khi có các triệu chứng như bất tỉnh sau chấn thương chảy máu hay nước ở mũi tai da đầu bị tụ máu to hay bị rách rộng do vật nhọn đâm. Nhiều người muốn thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này dù bác sĩ không yêu cầu để được yên tâm điều đó là không cần thiết và gây hại. Thực ra việc chẩn đoán một trường hợp CTSN bao gồm nhiều yếu tố như theo dõi sự thay đổi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.