TAILIEUCHUNG - Cội nguồn nghệ thuật hát xoan

Cội nguồn nghệ thuật hát xoan Các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ dân gian ở nước ta từ trước đến nay đều khẳng định: Hát xoan là loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, để nhớ ơn đến vị thờ là thành hoàng. Cũng như hát dô ở xã Liệp Tuyết (Quốc Oai, Hà Tây) thờ Thánh Tản Viên trong đền Khánh Xuân, hay hát dậm ở Hà Nam, Nam Định thờ Lý Thường Kiệt, . Hát xoan ở vùng đất Tổ, tương truyền có từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Sách Truyền. | Cội nguồn nghệ thuật hát xoan Các nhà nghiên cứu về văn hóa văn nghệ dân gian ở nước ta từ trước đến nay đều khẳng định Hát xoan là loại dân ca lễ nghi phong tục gắn với hội mùa để nhớ ơn đến vị thờ là thành hoàng. Cũng như hát dô ở xã Liệp Tuyết Quốc Oai Hà Tây thờ Thánh Tản Viên trong đền Khánh Xuân hay hát dậm ở Hà Nam Nam Định thờ Lý Thường Kiệt . Hát xoan ở vùng đất Tổ tương truyền có từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Sách Truyền thuyết Hùng Vương còn ghi lại một sự tích về hát xoan như sau Vợ Vua Hùng mang thai đã lâu đến ngày sinh nở cứ đau bụng mãi mà không đẻ được. Lúc ấy có một người con gái hầu tâu với Vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp múa giỏi hát hay nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ Vua nghe lời liền cho mời nàng Quế Hoa tới. Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua Hùng. Bấy giờ vợ Vua Hùng đang lên cơn đau đẻ dữ dội mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường của vợ Vua múa hát. Quế Hoa vâng lời tay múa miệng hát đôi môi đỏ mọng da trắng tóc dài mắt trong vừa múa hát vừa bước đi bước lại trước giường. Giọng hát của nàng trong vắt khi cao khi thấp như chim ca suối chảy tay uốn chân đưa người mềm như tơ dẻo như bún ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải nghe hát và xem múa không thấy đau nữa rồi sinh được ba người con trai khôi ngô đẹp đẽ. Vua Hùng vui mừng hết lời khen ngợi Quế Hoa mới bảo các mị nương học lấy các điệu múa hát ấy. Lúc Quế Hoa hát chầu vợ Vua Hùng vào dịp mùa xuân nên các mị nương gọi hát ấy là hát xoan . Những truyền thuyết hát xoan như thế đều có thể tìm thấy ở những làng có phường xoan gốc như ở các thôn Phù Đức Kim Đơi Thét thuộc xã Kim Đức thuộc huyện Phong Châu và An Thái xã Phượng Lâu thuộc ngoại thành Việt Trì tỉnh Phú Thọ ngày nay. Xã Cao Mại huyện Phong Châu thờ Lý Lang Công và vợ là Nguyệt Cư Công chúa - tướng của Hùng Duệ Vương. Cả hai vợ chồng đều có công dẹp Thục. Theo truyền thuyết dân gian Nguyệt Cư Công chúa là con gái của Hùng Duệ Vương Vua Hùng thứ 17. Khi Nguyệt Cư Công chúa sinh ra cứ khóc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.