TAILIEUCHUNG - QUYỀN TỰ CHỦ QUỐC GIA VÀ CHUẨN QUỐC TẾ TRONG KINH TẾ Trong những lời buộc

Trong những lời buộc tội toàn cầu hóa, có một luận điểm thường được đưa ra, đáng ngạc nhiên là xuất phát từ những khuynh hướng chính trị rất khác nhau nếu không muốn nói đối nghịch: từ tả sang hữu, các phong trào đối kháng thường tố cáo rằng toàn cầu hoá xâm phạm chủ quyền của các quốc gia, thậm chí đe dọa sự sống còn của các nhà nước dân tộc (nation states). Đối với phía tả, toàn cầu hoá đồng nghĩa với chủ nghĩa tự do cực đoan trong kinh tế (ultra-liberalism). Trước sự bành trướng. | QUYỀN TỰ CHỦ QUÓC GIA VÀ CHUẨN QUÓC TẾ TRONG KINH TẾ Trong những lời buộc tội toàn cầu hóa có một luận điểm thường được đưa ra đáng ngạc nhiên là xuất phát từ những khuynh hướng chính trị rất khác nhau nếu không muốn nói đối nghịch từ tả sang hữu các phong trào đối kháng thường tố cáo rằng toàn cầu hoá xâm phạm chủ quyền của các quốc gia thậm chí đe dọa sự sống còn của các nhà nước dân tộc nation states . Đối với phía tả toàn cầu hoá đồng nghĩa với chủ nghĩa tự do cực đoan trong kinh tế ultra-liberalism . Trước sự bành trướng và sức mạnh khổng lồ của các đại công ty đa quốc gia các nhà nước phải giới hạn lại vai trò và phạm vi hoạt động của mình và càng yếu thế hơn nữa khi phải tuân thủ các quyết định ràng buộc của các tổ chức quốc tế được coi như vừa là công cụ vừa là hiện thân của chủ nghĩa tự do cực đoan này như Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund - IMF Ngân hàng Thế giới World Bank và Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization - WTO . Theo phái hữu nhất là ở Mỹ chủ quyền quốc gia bị xâm phạm khi luật quốc tế không cho phép nhà nước bảo vệ quyền lợi các thành phần dân chúng qua các chính sách hành chính hay pháp chế. Thí dụ mất chủ quyền hay được đơn cử nhất là việc chính quyền Mỹ không được dùng đến các biện pháp đơn phương quen thuộc để o ép các nước khác vì như thế vi phạm các quy định của WTO hoặc phải chấp hành các quyết định của bộ phận giải quyết tranh chấp của WTO sau các vụ kiện. Điều rõ ràng là toàn cầu hoá đã đi kèm với sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới như Internet và những công nghệ tiên tiến thay đổi cục diện và mối tương quan giữa các tác nhân chính quyền tổ chức quốc tế doanh nhân và xã hội công dân. Trong bối cảnh đó vai trò của các nhà nước dân tộc đã thay đổi thế nào chủ quyền quốc gia trong kinh tế có thật sự bị thương tổn không và cho đến mức độ nào Ở đây cần phân biệt chủ quyền sovereignty và quyền tự chủ autonomy tuy trong công luận và sách vở chỉ thường dùng chữ chủ quyền để nói đến quyền tự chủ. Sự lẫn lộn dễ hiểu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.