TAILIEUCHUNG - Hàn Phi Tử Phần III - Chương 3

Pháp gia là những chính trị gia rất thực tế, chỉ tìm những pháp thuật làm cho nước giàu và mạnh, không thắc mắc về nguồn gốc của chế độ phong kiến quân chủ. Ông vua nào trọng dụng thì họ thờ, không thì bỏ, tìm ông vua khác, không bao giờ tự hỏi một ngôi vua được truyền ra sao, một ông vua nào đó giữ ngôi vua có xứng đáng không. Về điểm đó, họ không "khó tính" như Nho gia. Chẳng hạn sách Luận ngữ, chương Thuật nhi, bài 14 chép truyện Tử Cống thấy Khổng. | Hàn Phi Tử Chương 3 XÃ HỘI QUAN B - VUA Pháp gia là những chính trị gia rất thực tế chỉ tìm những pháp thuật làm cho nước giàu và mạnh không thắc mắc về nguồn gốc của chế độ phong kiến quân chủ. Ông vua nào trọng dụng thì họ thờ không thì bỏ tìm ông vua khác không bao giờ tự hỏi một ngôi vua được truyền ra sao một ông vua nào đó giữ ngôi vua có xứng đáng không. Về điểm đó họ không khó tính như Nho gia. Chẳng hạn sách Luận ngữ chương Thuật nhi bài 14 chép truyện Tử Cống thấy Khổng tử khen Bá Di Thúc Tề biết rằng thầy mình kín đáo chê vua Vệ Cướp ngôi cha trong khi cha tị loạn ở nước ngoài tất không chịu thờ. Quả nhiên sau đó Khổng tử dắt môn đồ bỏ nước Vệ mà đi 1 . Chúng tôi không thấy một Pháp gia nào có thái độ đó của Khổng tử. Họ có một điểm tiến bộ là không tin rằng vua được Trời giao cho sứ mạng thay Trời trị dân và theo họ thì cơ hồ như xã hội đặt ra vua. Ở một chương trên chúng tôi đã dẫn một câu của Thương Ưởng đại ý bảo phải đặt ra pháp lệnh để giữ gìn trật tự trong xã hội có pháp lệnh thì phải có người bảo vệ pháp lệnh vì vậy phải đặt ra quan đặt ra quan rồi lại phải đặt ra vua để thống nhất thành một khối tức để cầm đầu hết thảy. Còn Hàn Phi thì bảo thời thượng cổ Hữu Sào và Toại Nhân có công với nhân dân - một ông vua chỉ cho dân kết cành làm ổ một ông tìm ra cách lấy lửa - nên nhân dân mừng tôn làm vua thiên hạ. Thương và Hàn chỉ nói sơ sài vậy thôi không đào sâu vấn đề. Có lẽ họ chủ trương rằng quyền thế của vua nếu là thứ quyền thế chính vua thiết lập nên là tốt hơn cả. Quyền thế có chính đáng hay không họ không cần xét kĩ nhưng họ rất quan tâm đến vấn đề làm sao nắm vững được quyền thế. Muốn nắm vững được quyến thế thì vua phải đích thân và một mình giữ quyền thưởng phạt mà Hàn Phi gọi là nhị bính hai quyền của vua tuyệt nhiên không được san sẻ quyền đó cho một người nào nếu không thì sẽ bị bề tôi chế ngự liền. Thưởng phạt là công cụ hiệu lực nhất để trị dân. Trong chương trên chúng ta đã thấy thường dân chỉ ham lợi và chỉ phục tùng quyền lực. Bản .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.