TAILIEUCHUNG - Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam (phần 1) Hiện

Hiện nay, khi soạn thảo các điều khoản về giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng thương mại, các bên trong quan hệ giao dịch thường quy định việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài thương mại, đặc biệt là khi quan hệ giao dịch này có yếu tố nước ngoài. Từ khi Chính phủ nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động Trọng tài bằng việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đã thực sự chuyển biến và mang lại. | Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam phần 1 Hiện nay khi soạn thảo các điều khoản về giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng thương mại các bên trong quan hệ giao dịch thường quy định việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài thương mại đặc biệt là khi quan hệ giao dịch này có yếu tố nước ngoài. Từ khi Chính phủ nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động Trọng tài bằng việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đã thực sự chuyển biến và mang lại các dấu hiệu tích cực từ việc mở rộng phạm vi hoạt động và quyền hạn của các Trung tâm Trọng tài sau đây gọi tắt là TTTT đến sự quan tâm thực sự từ các cá nhân và tổ chức kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Trong phạm vi bài viết này tác giả muốn trình bày các quy định của pháp luật các góc nhìn thực tế và quan điểm mang tính định hướng về Trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay qua 3 phần của bài viết i Thẩm quyền trọng tài bắt đầu từ thỏa thuận. ii Kỹ thuật nhận biết hạn chế và giải pháp. iii Lựa chọn Trung tâm Trọng tài tại Việt Nam. PHẦN I THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI BẮT ĐẦU TỪ THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN Theo quy định tại Pháp lệnh cũng như từ kết luận thực tế Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp phải một thỏa thuận trọng tài cụ thể rõ ràng và theo đúng quy định của Pháp luật và Quy tắc tố tụng Trọng tài của TTTT. 1. về vấn đề thẩm quyền của Trọng tài thương mại tại Việt Nam Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tổ chức và cá nhân kinh doanh phải có thỏa thuận với nhau một điều khoản về chọn Trọng tài chọn TTTT hoặc Trọng tài viên của TTTT để giải quyết. Tuy nhiên nếu đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý thì Trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết khi đó nếu Trọng tài cụ thể là TTTT Trọng tài viên vẫn tiến hành giải quyết trong trường hợp này quyết định trọng tài đó sẽ bị hủy. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.