TAILIEUCHUNG - Phòng trừ bệnh loét hại cam, quýt

Phòng trừ bệnh loét hại cam, quýt Bệnh loét phá hại cam, quýt thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn. Ở vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được. Ở nước ta, bệnh phá hại phổ biến tại tất cả các vùng trồng cam, quýt, gây thiệt hại đáng kể cho người trồng, làm ảnh hưởng lớn tới nguồn hàng xuất khẩu. [] Triệu chứng gây bệnh Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường. | Phòng trừ bệnh loét hại cam quýt Bệnh loét phá hại cam quýt thường làm rụng quả và lá cây cằn cỗi chóng tàn. Ở vườn ươm khi bị bệnh nặng cây con dễ chết quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được. Ở nước ta bệnh phá hại phổ biến tại tất cả các vùng trồng cam quýt gây thiệt hại đáng kể cho người trồng làm ảnh hưởng lớn tới nguồn hàng xuất khẩu. http Triệu chứng gây bệnh Ở lá non triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm màu trong vàng thường thấy ở mặt dưới của lá sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá. Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá vết bệnh xù xì màu nâu hơn mép ngoài có gờ nổi lên ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng ít nước khô sớm dễ rụng. Bệnh làm cho quả xấu mã không đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Vết bệnh trên cành và thân cây con cũng giống như ở trên lá nhưng sùi lên tương đối rõ ràng. Đặc biệt có trường hợp vết loét ở thân kéo dài tới 15cm và ở cành tới 5 -7cm. Bệnh phát sinh từ lộc xuân tháng 3 tăng mạnh đến lộc hạ tháng 7 và 8 rồi đến lộc đông tháng 10 và 11 thì bệnh giảm dần và ngừng phát triển. Bệnh loét cam phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao vi khuẩn xâm nhiễm thích hợp ở nhiệt độ 25 - 30oC độ ẩm cao. Cây bị bệnh nặng nhất là bưởi cam rồi đến chanh còn các giống quýt có tính chống bệnh cao với bệnh loét. Tuổi cây càng non càng dễ bị nhiễm bệnh nặng nhất là ở vườn ươm ghép cây giống thường bị bệnh nặng trong 1 - 2 năm đầu cam từ 5 - 6 tuổi tỉ lệ bị bệnh thấp hơn. Cành vượt phát triển nhiều lộc thường bị bệnh nặng hơn. Sau khi nảy lộc 30 - 45 ngày ở giống cam đường rất dễ bị bệnh. Khi lộc cành bước vào ổn định nhưng chưa hóa già nảy lộc được 50 - 60 ngày tính nhiễm bệnh cao nhất sau khi nảy lộc 90 - 110 ngày lộc già thì hầu

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.