TAILIEUCHUNG - Khi con là chú Cuội

Trung thực là một phẩm chất tốt, do đó khi trẻ nói dối cha mẹ cần cho trẻ biết đây là việc làm không nên. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng chỉ áp dụng một cách tiếp cận, các bậc cha mẹ cần khôn ngoan tìm hiểu và có cách phản ứng thích hợp. Khi trẻ dưới 6 tuổi thật khó để phân biệt được thực tế và tưởng tượng. Nếu trẻ kể những câu chuyện không có thật thì đó không được xem là nói dối bởi những câu chuyện ấy của trẻ không ảnh hưởng. | Khi con là chú Cuội Trung thực là một phẩm chất tốt do đó khi trẻ nói dối cha mẹ cần cho trẻ biết đây là việc làm không nên. Tuy nhiên không phải tình huống nào cũng chỉ áp dụng một cách tiếp cận các bậc cha mẹ cần khôn ngoan tìm hiểu và có cách phản ứng thích hợp. Khi trẻ dưới 6 tuổi thật khó để phân biệt được thực tế và tưởng tượng. Nếu trẻ kể những câu chuyện không có thật thì đó không được xem là nói dối bởi những câu chuyện ấy của trẻ không ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Thế nhưng khi trẻ đến 6 tuổi nếu trẻ vẫn chưa phân biệt được tưởng tượng và thực tế nói dối đã trở thành một thói quen thì điều này thực sự nguy hiểm. Phân loại các nhóm nói dối ở trẻ và cách tiếp cận Nói dối như một cách tưởng tượng Điều này phổ biến ở các bé còn nhỏ tuổi. Các câu chuyện tưởng tượng như những truyện thần tiên cổ tích dễ đi vào đầu các bé và được lưu lại lâu. Vì thế trẻ hồn nhiên áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày. Đối với trẻ nói dối kiểu này một cách tiếp cận dí dỏm vui tươi sẽ thích hợp với bé. Chơi cùng với những câu chuyện tưởng tượng của trẻ chẳng có gì là xấu và nguy hại cả nhưng lời khuyên tốt nhất cho các bậc cha mẹ là nên giúp trẻ hiểu rõ tất cả những câu chuyện của trẻ chỉ mang tính giả vờ không có thực. Nói dối để đổ lỗi Nghiêm trọng hơn có nhiều bé nói dối để tránh những lỗi do mình gây ra. Những bé nhỏ tuổi hơn thì đổ lỗi cho một vi phạm hay tai nạn tưởng tượng. Những bé lớn hơn lại có một lời nói dối hoàn toàn để che đậy tội lỗi của mình và tránh bị phạt. Cảm xúc chung của các bé lúc này là Sợ hãi lo âu vì mình phạm lỗi. Cách tiếp cận tốt nhất trong tường hợp này với bé là chỉ ra cho bé thấy những điểm nói dối trong lời biện hộ của trẻ. Với trẻ nhỏ giải thích nhẹ nhàng để trẻ hiểu bạn trông đợi một lời nói thật từ trẻ và bạn sẽ cho trẻ cơ hội để sửa chữa sai lầm. Với những bé lớn hơn bạn cần cho trẻ biết nói dối là sai và trẻ sẽ phải nhận lấy hậu quả cho hành vi xấu đó. Nói dối thành thói quen Khi nói dối đã trở thành thói quen của trẻ điều này trở nên cực kỳ nghiêm

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.