TAILIEUCHUNG - Đề thi và đáp án gợi ý môn Văn khối C,D hệ Cao Đẳng
Mời các bạn thí sinh xem đề thi và đáp án gợi ý môn Văn khối C và D kỳ thi tuyển sinh năm 2009 Hệ Cao Đẳng. | ÐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG KHỐI C, D NĂM 2009 Mơn thi: NGỮ VĂN (khối C, D) (Thời gian làm bài: 180 phút) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Nêu hồn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Câu II (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khơng quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. (Theo sách Nguyên lý của thành cơng, NXB Văn hĩa thơng tin, 2009, ) PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu hoặc ) Câu Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sĩng của Xuân Quỳnh. Câu Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Anh/ chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. ------------------------- BÀI GIẢI GỢI Ý Câu I (2,0 điểm) Nêu hồn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Hồn cảnh ra đời : Truyện ngắn “Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ và viết truyện ngắn nầy. Ý nghĩa tựa đề : Tựa đề “Vợ nhặt “ có rất nhiều ý nghĩa. Đó là một tựa đề độc đáo, tạo sự chú ý, tò mò, lôi cuốn đối với người đọc, góp phần mang lại ý vị sâu xa cho chủ đề của truyện. Xưa nay, người ta nhặt đồ vật, hàng hóa,ï chớ không ai nói là nhặt vợ. Thế mà anh Tràng tự nhiên “nhặt” được vợ thì quả là chuyện bất ngờ, lí thú. Với tựa đề nầy, Kim Lân còn nói lên mộït cách chua chát, cay đắng về thân phận bi thảm của người nông dân lao động trong những năm bốn mươi khi bị thực dân Pháp, phát xít Nhật bóc lột, áp bức thậm tệ đến nỗi thân phận con .
đang nạp các trang xem trước