TAILIEUCHUNG - Nghệ thuật quản lý của người xưa nhìn từ “Tam Quốc Diễn Nghĩa”

“Tam quốc diễn nghĩa” là một tác phẩm văn học đặc sắc của Trung Hoa cổ đại. Đọc tác phẩm nổi tiếng này, chúng ta không chỉ thán phục tài cầm quân và diệu kế của Gia Cát Lượng, Chu Du hay Tào Tháo mà còn có dịp hiểu thêm về nghệ thuật quản lý của người xưa. | Nghệ thuật quản lý của người xưa nhìn từ Tam Quốc Diễn Nghĩa Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm văn học đặc sắc của Trung Hoa cổ đại. Đọc tác phẩm nổi tiếng này chúng ta không chỉ thán phục tài cầm quân và diệu kế của Gia Cát Lượng Chu Du hay Tào Tháo mà còn có dịp hiểu thêm về nghệ thuật quản lý của người xưa. Phải biết học nghe Có lẽ ít ai ngờ rằng sở dĩ Tào Tháo đạt nhiều thành công chính là nhờ biết nghe . Ông luôn nghe ý kiến của cấp dưới và nghe theo những lời khuyên có lợi cho mình. Còn nhớ trong trận Quan Độ Tào Tháo quân ít nên có ý định trở về Hứa Xương nhưng chưa vội vã rút quân mà viết thư mời Tuân Húc cùng bàn việc rút quân. Tuân Húc kiên quyết phản đối việc rút quân cho rằng rút quân trong tình thế đó chẳng khác gì thua trận và kiến nghị Tào Tháo giữ vững trận địa chờ đợi thời cơ để đánh địch. Tào Tháo nhận thấy Tuân Húc nói có lý và nghe theo sau đó lại theo mưu kế của Hứa Du đốt sạch quân lương của Viên Thiệu đánh bại quân địch. Sau chiến thắng Quan Độ quân Viên Thiệu đã thua song Tào Tháo cũng cạn lương thực cho rằng không dễ gì đánh chiếm Hà Bắc và chuẩn bị chuyển sang hướng Nam chinh phạt Lưu Biểu. Tuân Húc lại cản ngăn thuyết trình cho Tào Tháo nghe cái được cái mất. Thế là Tào Tháo hăng hái chỉ huy quân Bắc tiến bình định quê hương của Viên Thiệu và 3 châu khác là Dực U Thanh. Chính nhờ nghe lời cấp dưới mà Tào Tháo đã biến nguy cơ thất bại thành chiến thắng huy hoàng. Kiến An năm thứ 11 Tào Tháo ban bố lệnh cầu ngôn nổi tiếng trong đó nhấn mạnh Trị vì nhà nước thiết lập trăm quan phải thật sự phòng người xu nịnh . Kinh Thi nói Người biết dùng người và nghe ý kiến người khác thì không bao giờ phải hối hận . Trái ngược với Tào Tháo là trường hợp Viên Thiệu vì không biết nghe mà chuốc lấy thất bại. Đời Kiến An năm thứ 4 Viên Thiệu sau khi đánh bại Công Tôn Toản dẫn hàng ngàn quân tiến về phía Nam công kích Hứa Xương. Nhận thấy 4 châu mà Thiệu chiếm đóng tuy đất đai phì nhiêu lương thực sung túc nhưng trải qua nhiều năm chinh chiến liên miên của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.