TAILIEUCHUNG - Tham quan Rú Chá đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế

Cái tên Rú Chá do người dân địa phương gọi từ đời này sang đời khác, vì trên vùng đất ngập nước này cây chá mọc dày đặc, như một bình phong án ngữ che chắn cho đất liền trước biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). | Tham quan Rú Chá đầm phá Tam Giang Thừa Thiên Huế Cái tên Rú Chá do người dân địa phương gọi từ đời này sang đời khác vì trên vùng đất ngập nước này cây chá mọc dày đặc như một bình phong án ngữ che chắn cho đất liền trước biển Thuận An Thừa Thiên Huế . Từ cảng cá Thuận An có thể đi chơi Rú Chá bằng ghe hoặc tàu đánh cá. Sau khi vượt qua cửa biển đến cuối thôn Thuận Hòa xã Hương Phong huyện Hương Trà Rú Chá hiện ra trước mắt du khách với một màu xanh trải dài. Ở vị trí đối diện với làng Thai Dương Hạ Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh đang được phục hồi và bảo vệ với diện tích gần 5 ha. Kể từ khi được đưa vào tour du lịch sinh thái của đầm phá Tam Giang Rú Chá được biết đến nhiều hơn. Các trường học đưa học sinh về Rú Chá tham quan khảo sát thực địa về một vùng đất ngập mặn có giá trị sinh thái đặc biệt. Đặt chân xuống Rú Chá men theo lối mòn của các đìa nuôi tôm du khách bắt đầu tiến sâu vào khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại ở vùng phá Tam Giang. Luồn lách dưới những vòm cây chá trong không gian mát rượi của rừng cây và gió biển sẽ phát hiện ra những cây chá tuy không cao nhưng lại có bộ rễ thật to bám chặt vào lòng đất nơi những chú còng dùng làm nơi trú ẩn sống chung với loài chá còn nhiều loài cây rừng ngập mặn khác. Trên đường đi dạo trong rừng bạn sẽ tận mắt nhìn thấy quang cảnh của vùng đầm phá Tam Giang với những chiếc thuyền câu mỏng manh trên mặt nước trong xanh những chiếc vó cá dăng dăng. Và giữa sóng nước mênh mông đó nổi lên một chiếc thuyền làm bằng bê tông cốt sắt là ngôi đền thờ thần biển - nơi ngư dân đến cầu an trước mỗi chuyến ra khơi Những ngày đẹp trời đứng ở Rú Chá có thể ngắm cảnh biển Đông qua cửa biển Thuận An. Đêm ở Rú Chá nhìn ra sóng nước thấy dàn đèn của những chiếc tàu đánh cá tỏa sáng lung linh như nghìn vì sao. Ngày xưa vì nghèo khó người dân chặt phá cây chá để làm củi hay để lấy đất làm hồ nuôi tôm. Từ khi Nhà nước quy vùng bảo vệ người dân bắt đầu có ý thức bảo vệ rừng chá từ sau trận lũ năm 1999. Bây giờ Rú Chá là nơi cư .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.