TAILIEUCHUNG - SĂN RẮN ĐỘC DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG

Làm nghề săn rắn độc ở trên cạn, trong rừng sâu đã là chuyện tày đình, đằng này tại các tỉnh Nam Trung Bộ, một số thợ săn cao thủ chuyển đổi nghề săn rắn độc dưới đáy dương. Vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải chấp nhận đối mặt với nhiều hiểm nguy chết người. Sự thật đã có nhiều người mất mạng vì bị rắn biển bất ngờ tấn công | SĂN RẮN ĐỘC DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG 1225 từ Làm nghề săn rắn độc ở trên cạn, trong rừng sâu đã là chuyện tày đình, đằng này tại các tỉnh Nam Trung Bộ, một số thợ săn cao thủ chuyển đổi nghề sang săn rắn độc dưới đáy đại dương. Vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải chấp nhận đối mặt với nhiều hiểm nguy chết người. Sự thật đã có nhiều người mất mạng vì bị rắn biển bất ngờ tấn công. ĐỐI MẶT VỚI HIỂM NGUY Phải mất mấy ngày chúng tôi mới lần mò, tiếp cận được các thợ săn rắn độc dưới đáy đại dương lão luyện ở Phú Yên. Ông Lê Quang, một tay săn rắn độc được anh em đồng nghiệp ở huyện Sông Cầu, đặt cho biệt danh “sát thủ mãng xà” mở đầu câu chuyện: “Hồi trẻ, tui chuyên đi đào hang Đẻn ngâm rượu bày bán trên săn bắt rắn hổ ở vùng rừng núi đèo Cù Mông. Mười năm về QL1A trước, rắn ở vùng này nhiều lắm, đủ các loại. Nhưng rồi săn bắt mãi nó cũng cạn kiệt nên mới chuyển sang bắt đẻn biển”. Mới đầu triển khai “chiến thuật” bắt rắn độc từ địa hình rừng núi xuống biển, thợ săn Quang gặp rất nhiều khó khăn. Bởi anh chưa xác định được đặc tính ăn ở, di chuyển của các loại rắn biển, rồi áp dụng kế mưu nào để túm được những con rắn độc dưới đáy biển rộng mênh mông. Quang nói tiếp: “Nọc của đẻn biển còn độc hơn cả rắn hổ mang, nó bặp một nhát là mình chết tươi tại chỗ. Qua nhiều lần khảo sát dưới rặng san hô, rong biển, tui mới xác định nơi cư trú và đi lại của loài đẻn, cả ban đêm và ban ngày rồi quyết định “chơi” bằng điện, giống như dân đi rà cá trên các đầm, ao hồ”. Theo ông Quang, “trận địa” đánh bắt đẻn biển thường ở các hòn đảo xa đất liền hoặc bán đảo không có dân cư sinh sống, mỗi tổ săn đẻn khoảng 3 - 4 người, trong có một thợ máy kiêm “quản đốc xung điện” ở trên thuyền. Dụng cụ chuyên dụng của thợ săn rắn độc biển gồm: máy xung điện 220V, dây dẫn điện dài mấy chục mét, một cần 4 - 5m, phía đầu có sợi dây nhôm nối với xung điện. Nếu phát hiện rắn đang đuổi bắt mồi hoặc ẩn mình trong các ngách đá, thợ săn đưa nhẹ cần điện đến sát rồi bấm nút. Ngay lập tức, con rắn bị điện giật đừ ra,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.