TAILIEUCHUNG - Axít picric

Axit Picric (công thức phân tử: C6H3N3O7, công thức cấu tạo: C6H2(NO2)3OH) là một hợp chất hóa học thường được biết đến với cái tên 2,4,6-trinitrophenol. Nó có dạng tinh thể màu vàng và là một trong những hợp chất có tính axit mạnh nhất của phenol. Như các hợp chất chứa nhiều nitrat khác (TNT), axit picric là một chất nổ. Tên của axit picric bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp πικρος-có nghĩa là đắng, để diễn tả vị đắng của nó. Lịch sử Axit picric được đề cập lần đầu tiên trong một bản viết tay về giả kim thuật. | Axít picric Axit Picric công thức phân tử C6H3N3O7 công thức cấu tạo C6H2 NO2 3OH là một hợp chất hóa học thường được biết đến với cái tên 2 4 6-trinitrophenol. Nó có dạng tinh thể màu vàng và là một trong những hợp chất có tính axit mạnh nhất của phenol. Như các hợp chất chứa nhiều nitrat khác TNT axit picric là một chất nổ. Tên của axit picric bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp niKpog-có nghĩa là đắng để diễn tả vị đắng của nó. Lịch sử Axit picric được đề cập lần đầu tiên trong một bản viết tay về giả kim thuật của Jonann Rudolf Glauber năm 1742. Lúc đầu nó được tạo ra bằng cách nitrate hóa một số chất như sừng động vật lụa cây chàm và nhựa tự nhiên. Sự tổng hợp từ phenol và công thức phân tử chính xác của nó được hoàn thành vào năm 1841. Tới tận năm 1830 các nhà hóa học mới nghĩ tới việc sử dụng axit picric như một chất nổ. Trước đó họ cứ tưởng chỉ có muối của axit picric là chất nổ không phải chính axit. Vào năm 1873 Hermann Sprengel chứng minh nó có thể nổ được và năm 1894 những người công nhân Nga đã tìm ra phương pháp dùng nó để sản xuất đạn pháo. Ngay sau đó phần lớn quân lực sử dụng axit picric như thuốc nổ mạnh chính. Tuy nhiên đạn pháo nhồi axit picric trở nên rất không bền khi chất này ăn mòn vỏ bom tạo ra picrate kim loại vốn kém bền hơn phenol nguyên mẫu. Tính nhạy của axit picric được biểu thị qua vụ nổ Halifax Halifax Explosion . Vào thế kỷ 20 phần lớn việc sử dụng axit picric được thay thế bằng TNT. Axit picric vẫn còn được sử dụng trong việc phân tích hóa học của kim loại mỏ và khoáng chất. NOí Axít picric Vào năm 1885 dựa trên những nghiên cứu của Hermann Sprengel nhà hóa học người Pháp Eugene Turpin đăng ký sáng chế sử dụng axit picric nén và đúc để chế tạo bộc phá vào đạn pháo. Năm 1887 chính phủ Pháp sử dụng nó với cái tên melinite với việc thêm vào thuốc súng bông. Từ 1888 nước Anh bắt đầu sản xuất một hỗn hợp tuơng tự ở Lydd Kent với tên lyddite. Nhật Bản tiếp theo đó với một công thức cải tiến tên schimose. Vào 1889 một hợp chất tương tự nữa là hỗn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.