TAILIEUCHUNG - Nam Bộ, Thời Khẩn Hoang: Phảng, Cù Nèo Và Ruộng Cỏ

Miêu tả về các loại nóc cấy và phảng cấy ở Nam Bộ thời khẩn hoang. Phân biệt rõ được các loại phảng ở cả 3 miến Nam bộ, Trung bộ và Bắc bộ, nêu lên giá trị lịch sử và nét văn hóa của dân tộc Việt Nam qua lời hát câu hò, thể hiện rõ hình ảnh của các loại nóc cấy và phảng | Nam Bộ, Thời Khẩn Hoang: Phảng, Cù Nèo Và Ruộng Cỏ HUỲNH NGỌC TR ẢNG - TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG Khác mùa huê nở trường đông. Mùa màng, mộng mạ, giống má thất bát, cà đun (*) gieo Phảng kia phát chế, kèo nèo huơ, kèo nèo huơ. (Lý cây phảng) 1 - Khoảng năm 1985, trong đợt điều tra về các hình thức diễn xướng dân gian ở ngoại thành , tôi được chị Nguyễn Thị Mười hát cho nghe mấy bài lý, trong đó có bài Lý cây phảng trên đây. Cũng xuất thân là “người Việt gốc ruộng”, nhưng kinh nghiệm canh tác ở Trung bộ của tôi đã không giúp tôi thấu hiểu được cái công việc một tay dùng phảng “phát chế” và một tay cầm “kèo nèo (cù nèo) huơ huơ”. là ra làm sao. Cái phảng ở Trung bộ là “con dao trành”, tức loại dao dài độ 40 phân, mép dày, lưỡi không sắc mấy, dùng để phạt cỏ hai bên bờ ruộng trong công việc vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị cấy lúa. Ở Quảng Nam, do vậy, gọi là dao phạt cỏ bờ. Ở đồng bằng Bắc bộ, vật dụng này gọi là “dao phát bờ”. Và nói chung ở Trung Bắc bộ thì đây “là loại nông cụ không được dùng phổ biến và thông dụng như cày cuốc” (1). Đó là điều khác biệt hẳn so với cái phảng ở Nam bộ. 2 - Xem lại Gia Định thành thông chí (biên soạn đầu thế kỷ XIX), chúng ta thấy ở đất phương Nam thời trước có hai loại ruộng là sơn điền (ruộng núi) và thảo điền (ruộng cỏ). Sơn điền thì canh tác bằng phương pháp “đao canh hỏa nậu” tức “cày bằng dao” (dùng dao chặt phát cây cối) và bừa bằng lửa (đốt cây cỏ cháy sạch để gieo cấy). Điều này giải thích cho chúng ta nội dung câu ca dao miêu tả hình ảnh người đi mở cõi thuở xa xưa ấy: Ra đi dao bảy dắt lưng Ngó truông truông rộng, ngó rừng rừng cao Cái dao bảy, dài bén như dao xắt chuối, đắc dụng cho người khai phá vùng ruộng núi (sơn điền). Còn với loại ruộng cỏ lùng, lác, bùn lầy thì có hai cách: 1 1) ở Phiên An (gồm , Long An, Tây Ninh. ngày nay) và Biên Hòa thì dùng trâu có móng chân cao để cày, nếu trâu thấp thì “ngã ngập trong bùn không đứng dậy nổi”; 2) từ Định Tường, Vĩnh Long đến phía tây sông Hậu (Long Xuyên, Kiên Giang, Cà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.