TAILIEUCHUNG - Đảo Ngược Khủng Hoảng Tiền Tệ Châu Á 1997-1998

Hội nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kéo dài hơn so với kế hoạch dưới áp lực của các nước đang phát triển, dẫn đầu là Thái lan, yêu cầu các nước công nghệ tiên tiến cắt giảm hỗ trợ nông nghiệp cũng như các rào cản thuế quan để giúp các nước nghèo tăng xuất khẩu, nhất là nông sản. | Dấu hiệu mới: Đảo Ngược Khủng Hoảng Tiền Tệ Châu Á 1997-98? GS Phạm Đỗ Chí Tin từ Cancun (Mexico), hội nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kéo dài hơn so với kế hoạch dưới áp lực của các nước đang phát triển, dẫn đầu là Thái lan, yêu cầu các nước công nghệ tiên tiến cắt giảm hỗ trợ nông nghiệp cũng như các rào cản thuế quan để giúp các nước nghèo tăng xuất khẩu, nhất là nông sản. Các nước nghèo và đang phát triển đã bắt đầu có “phong độ” mới và chịu khó nghiên cứu các vấn đề chiến lược cho một “trật tự kinh tế thế giới” mới, thể hiện rõ ràng hơn quyền lợi và tiếng nói của nhóm mình. Rõ rệt nhất là trường hợp của Thái lan. Mới bị khủng hoảng tài chính trầm trọng cách đây 5 năm và đang chập chững phục hồi kinh tế với nhiều chính sách kích cầu táo bạo (có thể sẽ lại gây khó khăn kinh tế vĩ mô trong tương lai!) nhưng Thái Lan vừa tự hào trả hết nợ trước hạn cho IMF và đang cố gắng tô điểm cho vai trò tự lực tự cường của mình, xứng đáng là nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 10 tới. Đồng thời cuối tuần vừa rồi, kinh tế gia trưởng của IMF, Ken Rogoff lại lên tiếng cảnh báo về một dấu hiệu tiền tệ mới ở các nước Đông Á. Hiện tượng tích lũy ngoại tệ có thể “gây đe dọa” cho ổn định tài chính thế giới. Thoạt nghe, những người quan tâm đến châu Á lại lo ngại cho một cuộc khủng hoảng mới ở lục địa đang lên về kinh tế nhưng cũng gây lắm tranh cãi này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, đây lại là tin vui mà IMF mang lại, chứng tỏ nền kinh tế châu Á đang trên đà hồi phục sau khủng hoảng 1997- 98, xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại dư thừa và tích luỹ ngoại tệ - dấu hiệu tốt nhất của ngoại thương - tăng 170 tỷ đô la Mỹ (USD) lên đến 1 ngàn tỷ vào cuối năm 2002. Năm 2003, hiện tượng này tiếp tục. Điển hình là 2 nước lớn là Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục tăng dự trữ, riêng TQ thêm được 60 tỷ USD vào quỹ ngoại tệ của họ trong 6 tháng đầu năm 2003. Nhưng đối với IMF, sự tích lũy tăng nhanh của các nước châu Á chỉ là mặt trái phản ánh mức thất thu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.