TAILIEUCHUNG - NĂM ẤM

Năm ấm tức là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức – xin xem mục “Năm Uẩn” ở dưới). Chữ Hán “ấm” có nghĩa là che khuất, ngày xưa được các nhà “cựu dịch” dùng để dịch chữ Phạn “skandha”; vì quan niệm rằng, năm thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức che lấp chân tính, làm cho chúng sinh trôi lăn trong sinh tử luân hồi, cho nên năm thứ ấy được gọi là “năm ấm”. | SỐ 5 NĂM ẤM (ngũ ấm) Năm ấm tức là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức – xin xem mục “Năm Uẩn” ở dưới). Chữ Hán “ấm” có nghĩa là che khuất, ngày xưa được các nhà “cựu dịch” dùng để dịch chữ Phạn “skandha”; vì quan niệm rằng, năm thứ sắc, thọ, tưởng, hành, thức che lấp chân tính, làm cho chúng sinh trôi lăn trong sinh tử luân hồi, cho nên năm thứ ấy được gọi là “năm ấm”. Nhưng chữ “skandha” cũng còn có nghĩa là chứa nhóm, và các nhà “tân dịch” quan niệm rằng, năm yếu tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức vốn không có tính che lấp, mà chúng chỉ tích tụ lại, hòa hợp lại để làm nên thân tâm con người; vì vậy, chữ Phạn “skandha” đã được dịch lại là “uẩn” (có nghĩa là tích tụ). Quan niệm này rất hợp lí. Xem như đức Phật, thân tâm của Ngài cũng do năm yếu tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức hòa hợp tạo nên, nhưng chúng có che lấp chân tính của Ngài đâu! Cho nên, che lấp hay không che lấp, đều do bởi chính con người, không phải do bản chất của năm yếu tố ấy. Dù vậy, do thói quen, ngày nay hai từ “ngũ ấm” và “ngũ uẩn” vẫn được dùng song hành. NĂM CÁI THẤY SAI LẠC (ngũ kiến - ngũ ác kiến) “Kiến” là thấy, là nhận định, là quan điểm. Vì không tu học Phật pháp, vì không đủ sáng suốt, người ta thường bị mắc kẹt vào năm quan điểm sai lầm trong khi nhìn thực tại. Năm quan điểm sai lầm này cũng là năm trong mười loại phiền não gốc rễ (thập căn bản phiền não); và cũng là năm động lực sai khiến nhạy bén (ngũ lợi sử), đã góp phần mạnh mẽ trong việc tạo khổ đau cho đời sống. 1. Cái thấy sai lạc về ngã (thân kiến). Nhìn thân thể, người ta không thấy được đó là thành phẩm của hợp thể ngũ uẩn, không thấy được tính cách giả tạm của nó mà lại cho rằng thật có thân, và chính thân này là ta (ngã kiến). Từ quan điểm cho rằng “có thân ta” ấy mà nhìn ra chung quanh, người ta lại thấy có rất nhiều những người, những vật khác là “thuộc về ta” (ngã sở kiến); cái thấy “có thân ta” và “thuộc về ta” ấy là cái thấy sai lạc về “ngã” – tức là “thân kiến”. 2. Cái thấy cực đoan (biên kiến). Do cái thấy sai lạc về ngã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.