TAILIEUCHUNG - Dồi rắn
Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến sẽ đem đến cho thực khách một “trải nghiệm” thú vị. | Dồi rắn Mùa nước nổi đến, mang theo rất nhiều sản vật: phù sa bồi bổ cho những cánh đồng, bông điên điển ươm vàng và thú vị nhất là những món ngon đặc sắc từ ruộng đồng luôn để lại dư vị khó quên Dồi rắn chắc chắn là món đặc biệt vì “hổng phải ai muốn ăn cũng được”. Đặc biệt, bởi chỉ mùa nước nổi mới có, bởi hương vị lạ lùng “hổng nghe giông giống” bất kỳ món ăn nào, bởi đó là món dành để thết đãi “chí cốt, thâm giao lắm”. Và, người thưởng thức luôn cảm nhận được cái tình “đựng” trong món ăn. Cùng với chuột, cá, rắn ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi nhiều vô kể. Nào là rắn hổ, rắn ri voi, rắn hổ hành đến rắn bông súng, rắn nước,. nhưng để làm món dồi rắn người dân thường chọn rắn bông súng và rắn nước để chế biến. Rắn bông súng, rắn nước được bắt dễ dàng bằng cách đặt dớn, kéo lưới, ủ mô. Loài rắn này khá “hiền lành” ít khi cắn người và không độc. Mùa này, thịt rắn mềm đến tận. xương và rất ngọt. Công đoạn “làm thịt” rắn khá đơn giản. Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn. Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến sẽ đem đến cho thực khách một “trải nghiệm” thú vị. Món này ăn kèm với các loại rau sống, tía tô, xà lách, hoặc thêm gỏi bông điên điển nữa thì rất tuyệt. (Theo Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
đang nạp các trang xem trước